Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Lãnh đạo các nước lắng nghe tiếng nói vì trẻ khuyết tật trong tuần họp Đại hội đồng LHQ

Trong tuần lễ diễn ra cuộc họp của Đai hội đồng LHQ ở New York, Nguyễn Phương Anh, cô gái xương thủy tinh đến từ Việt Nam đã cùng với thần tượng âm nhạc nước Mỹ và Sứ giả hòa bình của LHQ Stevie Wonder thúc đẩy một “thế giới hòa nhập”


NEW YORK, Hoa kỳ, 26 tháng 9 năm 2013 – Cô tự gọi mình là thủy tinh bởi vì xương của cô giòn và dễ gãy nhưng Nguyễn Phương Anh đã nhanh chóng được nhiều người biết đến qua giọng hát đầy cảm xúc và cô đã phá vỡ định kiến về người khuyết tật.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Diễn đàn trẻ em tỉnh Lào Cai: "Tiếng nói của Lào Cai"

Chấu Thị Tảo, 15 tuổi, cùng với 51 bạn nhỏ đến từ các huyện đoàn khác nhau thuộc tỉnh Lào Cai đã tham dư diễn đàn trẻ em tỉnh Lào Cai tháng bảy vừa qua. Tại diễn đàn, các em đã cùng nhau tìm hiểu và mang tiếng nói của mình đóng góp vào việc cải cách Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

"Em mong tình trạng tảo hôn sớm kết thúc. Từ những kiến thức em đã học được tại diễn đàn, em có thể nói cho mọi người ở quê em, nhất là các bạn bằng tuổi em về quyền trẻ em " – Tảo nói. “Tảo hôn khiến cho các gia đình nghèo lại càng thêm nghèo khó. Em hy vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét và đưa ra những sửa đổi về luật giúp cải thiện tình trạng này."



 Chấu Thị Tảo chuẩn bị sẵn sàng tham gia diễn đàn trẻ em quốc gia.
Ảnh: UNIEF Việt Nam\2013\Nguyễn Hương

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Chương trình giáo dục song ngữ tạo cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng cho trẻ em dân tộc thiểu số ở Việt Nam




Vàng Thị Thu Hà, 9 tuổi, học sinh lớp 3 đã tham gia Chương trình giáo dục song ngữ từ khi mới 5 tuổi.

Vàng Thị Thu Hà là học sinh lớp 3 trường Tiểu học Bản Phố thuộc tỉnh Lào Cai, một tỉnh miền núi nghèo của Việt Nam. Hà tham gia Chương trình giáo dục song ngữ từ khi mới 5 tuổi và em đã cho thấy tính hiệu quả của giáo dục song ngữ ở Việt Nam.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Chuyến thăm quan thực địa với Next Generation Việt Nam của UNICEF

Từ ngày 17-21 tháng 6 năm 2013, các đại diện của tổ chức Thế hệ mới (Next Gen) của Hoa Kỳ, một nhóm các nhà doanh nghiệp trẻ làm công việc vận động ủng hộ cho UNICEF Hoa Kỳ, đã đến thăm dự án của UNICEF tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Tháp. Các thành viên của Next Gen Hoa Kỳ là những thanh niên đầy nhiệt huyết và có tầm ảnh hưởng rộng lớn (từ 18-35 tuổi), những người đã cam kết hỗ trợ sứ mệnh của UNICEF nhằm thực hiện đầy đủ quyền trẻ em thông qua các chương trình giáo dục và gây quỹ. Nicole Neal, một trong những vị khách đã chia sẻ với chúng tôi nhật ký của cô.


Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Mỗi gia đình, một nhà vệ sinh: Thay đổi thói quen cũ để bảo vệ cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam

Xã quai Nưa, huyện Tuần Giáo– Cách đây không lâu, Lò Thị Trang, cũng làm y như những đứa trẻ khác trong bản của mình mỗi khi muốn đi vệ sinh.

Em đã từng đi xuống sông", cô bé 12 tuổi cười khúc khích. "Chúng em đã không có nhà vệ sinh và thậm chí còn không biết nó là gì. Nhưng thực sự, em không ngại phải làm như thế. Tất cả mọi người trong bản đều xuống đồi để đi vệ sinh ở bờ sông: nên không ai lấy làm xấu hổ! Vào mùa mưa, điều đáng lo là đường đồi trở nên trơn hơn và chúng em phải cẩn thận từng bước chân để không bị ngã".


Trang tự hào giới thiệu nhà vệ sinh hợp vệ sinh mới mà cha mẹ cô bé xây dựng, bên cạnh ngôi nhà của mình cách đây bảy tháng, Tại xã Quai Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
© UNICEF Việt Nam/2013/Matthew Dakin

Trường nội trú giúp cho trẻ em dân tộc thiểu số được học tập và được bảo vệ an toàn



Giàng Thị Mề cùng các bạn về thăm nhà vào cuối tuần. Mề cùng với 90 học sinh khác ở lại trường vào các ngày trong tuần vì nhà của các em rất xa, không thể đến trường hàng ngày được.
 Một ngày mới bắt đầu vào khoảng 6h30 tại trường Tiểu học Tủa Thàng, một trường nội trú thuộc Điện Biên, một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.

Trường có khoảng 300 học sinh. Giàng Thị Mề là người dân tộc Mông và là học sinh lớp 1 của trường. Nhà em ở trên núi rất xa em nên không thể ngày nào cũng xuống núi đi học được, vì vậy Mề ở lại trường vào các ngày trong tuần. Trong khu nội trú này có khoảng 90 em cũng ở lại trường như Mề.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Sức mạnh của Vắc-xin

“Vắc-xin” đầu tiên mà một đứa trẻ cần nhận được là sữa mẹ, một loại vắc-xin hoàn toàn miễn phí và làm giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh của trẻ. (c) UNICEF Việt Nam\2007\Đoàn Bảo Châu

Các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới đang được tổ chức trên 180 quốc gia. Chúng ta đều biết vắc-xin là một can thiệp y tế công cộng hiệu quả với chi phí thấp đã cứu sống bao người. Vắc-xin cung cấp kháng thể chống lại nhiều bệnh tật gây tử vong và khuyết tật cho con người mà cả một thế hệ mới ngày nay đã may mắn không biết đến những bệnh tật đó. Vắc-xin giúp xóa sổ bệnh đậu mùa năm 1977 và đang tiến tới loại trừ bại liệt, uốn ván sơ sinh và sởi. Các vắc-xin mới đang giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh viêm phổi và tiêu chảy (hai bệnh là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em) và nhiều loại bệnh ung thư.

Một đứa trẻ được tiêm chủng đầy đủ thường có nhiều cơ hội được đi học hơn, có khả năng nhận thức tốt hơn,  có thể trở thành một thành viên có ích cho xã hội hơn và ít có nguy cơ bị khuyết tật hơn.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Đến với đứa trẻ thứ 5 ở Lào Cai

Phóng viên của UNICEF đưa tin về chương trình tiêm chủng tại vùng cao Việt Nam.

Tuần từ 24-30 tháng 4 là Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới. Tiêm chủng là cách cứu sống trẻ em hiệu quả với chi phí thấp. UNICEF là tổ chức hỗ trợ chính cho những hoạt động tiêm chủng trên toàn Thế giới từ những năm 1980 và cũng là tổ chức mong muốn đưa tiêm chủng đến được với tất cả trẻ em.

UNICEF và các đối tác đang tăng cường nỗ lực để đảm bảo rằng các trẻ em nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất cũng được tiêm chủng


Lào Cai, Việt Nam – 17 tháng 4 năm 2013 – Hôm nay là ngày tiêm chủng tại một Trung tâm Y tế xã tại thuộc tỉnh Lào Cai, một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Các ông bố bà mẹ đưa con đến Trung tâm Y tế để được tiêm chủng.

Giàng Thị Mú mang con gái 9 tháng tuổi tên là Hàng Thị Thu đến Trung tâm y tế xã Xa Pả để tiêm chủng. “Y tế thôn bản đến bản của tôi nói về tiêm chủng và báo cho tôi biết ngày tiêm chủng hôm nay”.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Các Ủy ban Bảo vệ trẻ em ở địa phương là lực lượng nòng cốt trong việc xác định và hỗ trợ trẻ em dễ bị tổn thương

Nele Bostoen là cán bộ bảo vệ trẻ em mới làm việc cho UNICEF Việt Nam chín tháng. Cô tham gia nhóm Bảo vệ trẻ em của UNICEF với nhiệm vụ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nâng cao hệ thống bảo vệ trẻ em từ cấp trung ương tới cấp xã để đảm bảo rằng những trẻ em có nguy cơ hoặc là nạn nhân của bạo lực, xâm hại, bóc lột và sao nhãng được xác định và hỗ trợ kịp thời và chuyên nghiệp.  

Các Ủy ban Bảo vệ trẻ em ở địa phương  là lực lượng nòng cốt trong việc xác định và hỗ trợ trẻ em dễ bị tổn thương

Trước đây tôi đã từng nhìn thấy các em bán vé số ở chợ và trên đường phố. Nhưng tôi chưa bao giờ mua vé số của các em vì không muốn khuyến khích các em tiếp tục bán vé số thay vì đi học. Sau chuyến công tác tới An Giang, tôi nhận ra rằng một số trẻ em đơn giản là không có cơ hội đến trường nếu không được hỗ trợ.
Nam bán vé số cách nhà năm cây số  © UNICEF Việt Nam/2013/Trương Việt Hùng

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Blog của Ly – ngày thứ hai ở An Giang - chăm chỉ bận rộn

Nguyễn Hương Ly, 22 tuổi, hiện đang thực tập tại UNICEF Việt Nam, mảng truyền thông trong 4 tháng qua. Ngày 3 tháng 2 vừa qua bạn ấy đã tham gia một chuyến thực địa tới tỉn An Giang, đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam để hiểu rõ hơn về những hoạt động của UNICEF và những khó khăn mà trẻ em ở đây gặp phải. Hãy đọc blog của bạn ấy nhé!

4/2/2013

BUỔI SÁNG
My view from the ferry

Tôi tỉnh như sáo từ lúc 6 giờ sáng. Lật đật mặc áo phông UNICEF oai như cóc, rồi hì hục chuẩn bị xem cần thứ gì, thiếu thứ gì cho cả một ngày dài. Túi xách, sổ tay với bút, rồi xông pha đeo một cái máy ảnh hộ cho bạn Hồng Anh, thế là xong! Chúng tôi ăn hủ tíu cho bữa sáng, miếng sườn to bằng cả nắm tay, quá tuyệt vời! Tôi được dúi cho một tập văn bản, đều là tài liệu về chương trình nuôi con bằng sữa mẹ và việc triển khai thế nào ở An Giang.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Blog của Ly– Ngày đầu tiên đến An Giang

Me, looking stupid and super excited in UNICEF T-shirt
Nguyễn Hương Ly, 22 tuổi, hiện đang thực tập tại UNICEF Việt Nam, mảng truyền thông trong 4 tháng qua. Ngày 3 tháng 2 vừa qua bạn ấy đã tham gia một chuyến thực địa tới tỉn An Giang, đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam để hiểu rõ hơn về những hoạt động của UNICEF và những khó khăn mà trẻ em ở đây gặp phải. Hãy đọc blog của bạn ấy nhé!

3/2/2013

Tôi đang đi thực địa cùng với các anh chị ở UNICEF, đi đến An Giang. Ở đây có các dự án về nuôi con bằng sữa mẹ, và bảo vệ quyền trẻ em mà UNICEF đang hỗ trợ. Tôi là đứa mới toanh, mới chỉ bắt đầu vào làm được bốn tháng, bán thời gian, và nhiệm vụ chỉ có quanh quẩn trên Facebook! Lúc nào tôi cũng thấy mình quá may mắn, lần này cũng thế, quá may mắn nên mới có được một cơ hội như thế này. Tôi đang học để sau này làm cô kế toán… Thường thì tôi không viết blog, sinh viên mà học kinh doanh thì chỉ viết báo cáo tài chính thôi, những thứ vừa dài vừa chán ốm! Hôm nay lại viết blog, là vì thật hứng! 

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Tạ Thùy Minh: Blog!

© Trang Tran Photography

Nhà máy sản xuất sữa
1. Tôi đã trở thành nhà máy sản xuất sữa như thế nào?
Tôi là một bà mẹ mới toanh- chỉ mới được 2 tuần. Tôi hạ sinh một em bé trai xinh xắn ngày 29/12 của năm 2012, chỉ hơn một tuần sau… Ngày tận thế.