Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thấp còi ở Việt Nam

Song A Chia sinh ra ở tỉnh Điện Biên, là một tỉnh nghèo miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Cũng giống như một phần ba trẻ em ở tỉnh, Chia bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, khi được tám tháng tuổi, em chỉ nặng chưa đến 5kg.

Anh Son A Phinh, bố của Chia kể chuyện: “Khi Chia được sinh ra, em bị tật hở hàm ếch nên gặp khó khăn trong việc ngậm vú mẹ. Mẹ em cũng không đủ sữa cho con bú. Cán bộ y tế cộng đồng đến kiểm tra sức khỏe của cháu và nói rằng cháu lên cân chậm quá”.

Son A Phinh đang bế con trai 8 tháng tuổi của mình, cháu bé bị sứt môi bẩm sinh và suy dinh dưỡng với cân nặng dưới 5kg. Hai bố con đang chờ tới lượt khám trong buổi khám định kỳ cho bé tại trung tâm y tế xã, Điện Biên, Việt Nam. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng
Điện Biên là tỉnh nghèo thứ hai Việt Nam, với tổng số nửa triệu người sinh sống, trong đó hơn một nửa là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Thái, Mông và Khơ Mú. Chia và gia đình của em là người dân tộc Mông, sống ở huyện vùng cao Mường Chà, là nơi có 593 trẻ em dưới 5 tuổi sinh sống, trong đó gần 30% trẻ em thấp còi so với độ tuổi.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Lựa chọn rửa tay, lựa chọn bảo vệ sức khỏe!

Tạo cho người dân thói quen rửa tay bằng xà phòng đang được là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia quốc tế về lĩnh vự vệ sinh cá nhân ngày 15 tháng 10 năm nay để hưởng ứng ngày Thế giới rửa tay bằng xà phòng. Từ khi ngày này được ấn định từ năm 2008 - là ngày Quốc tế về Vệ sinh môi trường bởi Đại hội đồng LHQ - Ngày thế giới rửa tay bằng xà phòng đã góp phần nhấn mạnh và củng cố lời kêu gọi tất cả mọi người luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trên toàn thế giới.

Các hành vi vệ sinh tốt cần được biến thành thói quen được làm thường xuyên. Mọi người phải rửa tay với xà phòng không chỉ để hưởng ứng ngày thế giới rửa tay, mà phải làm điều đó hàng ngày. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Cảm nhận thực tế về vệ sinh môi trường tại Việt Nam

Chương trình “thử thách” của Quỹ Unilver nhằm tìm kiếm đại sứ thiện chí được công bố năm 2012, đây là một sáng kiến toàn cầu của công ty này nhằm nâng cao nhận thức cho nhân viên và khuyến khich họ chung sức hỗ trợ cho các hoạt động của Quỹ Unilever và năm đối tác trên toàn cầu. Nhân viên thắng cuộc sẽ có cơ hội thấy được các tác động tích cực cho xã hội tới cuộc sống của người dân từ các hoạt động của Quỹ Unilever mang lại và cùng nhìn nhận và chia sẻ quan điểm cá nhân của mình.

Hãy cùng xem đoạn video clip về chuyến thăm của Aytek đến Việt Nam để thấy được những tác động tích cực thông qua chương trình hợp tác giữa Quỹ Unilever, Domestos và UNICEF mang lại cho nơi đây.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Kiểm soát bệnh Sởi tại Việt Nam

Hà Nội, 25/4/2014 - Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy đang chăm chú canh cậu con trai hai tuổi của mình khi bé thở nhanh với hơi thở ngắn trong khoa điều trị tích cực (ICU) tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội. Cũng như 40 trẻ em khác đang điều trị tai khoa này, con trai của chị Thủy bị nhiễm sởi nặng.

Từ đầu năm 2014, Việt Nam đã ghi nhận trên 3.500 ca nhiễm bệnh. Trên 86% trong số ca nhiễm bệnh sởi chưa được tiêm chủng hoặc không biết trẻ đã được tiêm phòng hay chưa.

Tại Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị 1.280 ca mắc bệnh sởi, trong đó có trên 100 ca tử vong do các biến chứng liên quan đến sởi. Trong số các trường hợp tử vong, một nửa trong số đó là trẻ em dưới 9 tháng tuổi.
Nhiều trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị các bệnh bẩm sinh như: bệnh tim, rối loạn chuyển hóa và các dị tật.
Ảnh: UN Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Lào Cai lưu luyến chia tay Đại diện UNICEF

Lào Cai, Việt Nam, 21 tháng 2 năm 2014 – Trong Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ được tổ chức tuần này, các thầy cô giáo, cha mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số tại Tỉnh Lào Cai, một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam đã xúc động chào tạm biệt bà Lotta Sylwander, Đại diện UNICEF Việt Nam, người sắp hết nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

“Không lời nào tả hết được tình cảm của chúng tôi cũng như nói hết được giá trị của Chương trình giáo dục dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”, ông Nguyễn Đắc Hoàng, Phó phòng Giáo dục huyện Sa Pa ca ngợi sự hỗ trợ mạnh mẽ của vị Trưởng Đại diện UNICEF.




Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Các trường bán trú tại tỉnh miền núi Điện Biên là tâm điểm của chính sách giáo dục tiểu học cho trẻ em dân tộc thiểu số mà UNICEF hỗ trợ.

Một khởi đầu đúng đắn tại Việt Nam 

Xi, một bé gái 10 tuổi người dân tộc Mông tại Việt Nam mong muốn lớn lên sẽ trở thành một nữ cảnh sát. Xi nói: “Em muốn bảo vệ người dân tộc, có thể phát hiện những người buôn bán ma túy và ngăn chặn họ”. Sự tự tin và trách nhiệm xã hội của một cô bé khiến chúng tôi phải giật mình, đặc biệt khi chúng tôi biết được rằng em sống ở một nơi khó khăn và hẻo lánh nhất Việt Nam, nơi mà điều quan tâm nhất của mọi người là kiếm sống qua ngày. Suy nghĩ sâu sắc của em cũng chính là một thành quả đáng khích lệ mà chương trình hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam mang lại, chương trình nhằm hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật và những nhóm trẻ em thiệt thòi khác.

Gia đình Xi sống trong một căn nhà gỗ nhỏ lợp mái tôn và nền đất trên một triền núi xa xôi của tỉnh Điện Biên, mảnh đất Tây Bắc của đất nước. Bản của Xi nằm cách xa ngôi trường gần nhất vài chục cây số và đường đi thì dốc và gập ghềnh. Vì nhà xa trường, lại được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính sách giáo , cha mẹ Xi cho phép con gái ở lại trường bán trú các ngày trong tuần. Nội trú ở trường giúp em không còn phải đi cả quãng đường dài tới trường mỗi ngày. Nhiều khi chính vì đường xá xa xôi vất vả quá mà nhiều em đã bỏ học. Các em nhỏ chưa thể đi xa được thì được gửi vào các lớp mẫu giáo ở ngay chính tại bản.

Học sinh trường bán trú tại Điện Biên đưa bài học về sức khỏe và vệ sinh về nhà.