Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Việt Nam: Người dân Lên tiếng giúp Cải thiện Dịch vụ cho Trẻ em


Gia đình em gái 8 tuổi Giang Thị Cau là một trong số 300 gia đình ở tỉnh Điện Biên gần đây khi được nhiều người phỏng vấn đã có ý kiến phản hồi về một kế hoạch hỗ trợ tài chính của chính phủ với mục tiêu đảm bảo trẻ em các gia đình dân tộc thiểu số nghèo không phải bỏ học. © UNICEF/Việt Nam/2012/Bisin
Cuối buổi học, em gái 8 tuổi Giang Thi Cau tự hào trình diễn một điệu múa truyền thống trước bạn bè. Em là người dân tộc Mông - một trong các nhóm dân tộc thiểu số đông dân ở tỉnh Điện Biên nằm ở miền bắc VIệt Nam nơi có tất cả 19 nhóm dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, văn hóa và phong tục tập quán riêng. Trường của Cau nằm ở tỉnh Điện Biên trên một thung lũng đẹp thơ mộng nhưng xa xôi hẻo lánh bao quanh bởi núi non hùng vĩ.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Nhật ký Sheahan: Tình nguyện viên ở Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Đường phố Thảo Đàn

Sheahan Nasir và trẻ em ở Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Đường phố và trẻ em có nguy cơ bị ảnh hưởng Thảo Đàn ở Thành phố Hồ Chí Minh. © UNICEF Viet Nam/2012/Nasir
Tôi đến Thành phố Hồ Chí Minh - ở Việt Nam còn hay được gọi là Sài Gòn – vào ngày 31 tháng 7 để bắt đầu một tháng thực tập với Trung Tâm Bảo trợ Trẻ em Thảo Đàn. Trước buổi gặp mặt đầu tiên, tôi đã tìm được rất nhiều thông tin về Trung tâm trên Website của họ với địa chỉ là www.thaodan.org.vn. Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thảo Đàn được một nhóm tình nguyện viên thành lập vào năm 1992 vì nhóm muốn bảo vệ và chăm sóc cho trẻ em đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm có hai cơ sở. Cơ sở mà tôi sắp làm việc là một trung tâm chăm sóc ban ngày nơi trước khi đi làm cha mẹ sẽ đưa trẻ đến và đón trẻ khi đi làm về. Trẻ được dạy các môn học cơ bản như ở trường học như toán và Tiếng Anh cũng như được học các kỹ năng sống như quản lý tài chính. Trẻ cũng được cập nhật các thông tin liên quan đến hiểm họa HIV/AIDS và nguy cơ trẻ bị lạm dụng. Cơ sở thứ hai được gọi là “ngôi nhà an toàn”, hoạt động như một trung tâm chăm sóc ban ngày và cũng cung cấp chỗ ăn ở cho các em trai mồ côi không chốn nương thân từ 14 tuổi trở xuống.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Rio + 20: Trẻ em lên tiếng về Biến đổi Khí hậu ở Việt Nam

Trong một hội thảo kéo dài 3 ngày tại tỉnh ven biển Quảng Bình ở miền trung Việt Nam, sáu bạn trẻ đã được tập huấn về biến đổi khí hậu, về phương pháp làm phim, cách lập kế hoạch, viết kịch bản và quay một đoạn phim dài 6 phút về các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra mà cộng đồng mình đang phải đối mặt. © UNICEF/ Việt Nam/2012/Bisin
Chàng trai trẻ này là thành viên trong một nhóm gồm 6 thanh thiếu niên tuổi từ 13-17 được tập huấn về làm phim và tham gia vào các buổi thảo luận xoay quanh chủ đề biến đổi khí hậu tại một hội thảo tổ chức ở tình ven biển Quảng Bình ở miền trung Việt Nam từ ngày 18 đến 20 tháng 5. Đợt tập huấn kéo dài ba ngày do UNICEF hỗ trợ phối hợp với Đoàn Thanh niên – một trong những tổ chức quần chúng lớn nhất Việt Nam và toàn bộ kinh phí do Đại sứ quán Na Uy tài trợ.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

UNICEF và Proctor & Gamble phối hợp cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho học sinh ở Việt Nam

Nay học sinh trường Mỹ Thọ được dùng nhà vệ sinh mới hợp vệ sinh do UNICEF và P&G hỗ trợ.
Lấy tay bịt mũi và che miệng, em Nguyễn Kim Yến, học sinh lớp ba chạy vào nhà vệ sinh của trường. Bên ngoài, một số học sinh khác đang đợi đến lượt mình; Một số em đã chuẩn bị sẵn khẩu trang. Yến cho biết: “Nhà tiêu rất hôi và bẩn lại không có cửa nên chúng em bất đắc dĩ mới phải vào. Chúng em chỉ vào khi không thể nhịn được nữa. Thường thì em sẽ cố nhịn đến khi về nhà”.

Mất vệ sinh và xuống cấp nhưng nhà vệ sinh nhỏ này phục vụ cho khoảng 500 học sinh của trường tiểu học và trung học cơ sở Mỹ Thọ ở Đồng Tháp, một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Nhiều em học sinh quyết không dùng nhà vệ sinh vì một trong hai lý do: bẩn hoặc không có chỗ riêng biệt. Tình trạng này rất phổ biến đối với các trường ở nông thôn ở Việt Nam nơi hơn 70% trường học có nhà vệ sinh , nhưng chỉ có 12% trong số các trường này có nhà vệ sinh sạch sẽ đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Học sinh của các trường này hầu như không có thói quen vệ sinh tốt như rửa tay bằng xà phòng. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 11,5% học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đại tiện.