Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Rio + 20: Trẻ em lên tiếng về Biến đổi Khí hậu ở Việt Nam

Trong một hội thảo kéo dài 3 ngày tại tỉnh ven biển Quảng Bình ở miền trung Việt Nam, sáu bạn trẻ đã được tập huấn về biến đổi khí hậu, về phương pháp làm phim, cách lập kế hoạch, viết kịch bản và quay một đoạn phim dài 6 phút về các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra mà cộng đồng mình đang phải đối mặt. © UNICEF/ Việt Nam/2012/Bisin
Chàng trai trẻ này là thành viên trong một nhóm gồm 6 thanh thiếu niên tuổi từ 13-17 được tập huấn về làm phim và tham gia vào các buổi thảo luận xoay quanh chủ đề biến đổi khí hậu tại một hội thảo tổ chức ở tình ven biển Quảng Bình ở miền trung Việt Nam từ ngày 18 đến 20 tháng 5. Đợt tập huấn kéo dài ba ngày do UNICEF hỗ trợ phối hợp với Đoàn Thanh niên – một trong những tổ chức quần chúng lớn nhất Việt Nam và toàn bộ kinh phí do Đại sứ quán Na Uy tài trợ.

Các học viên trẻ còn lập kế hoạch, viết kịch bản và sản xuất một đoạn phim dài 6 phút kể câu chuyện của một làng chài ở tỉnh Quảng Bình, nơi mà nhà cửa và trường học đã bị lũ quét cuốn trôi. Đoạn phim không những tập trung vào các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra mà người dân ven biển ở Việt Nam phải đối mặt ngày càng nhiều mà còn tập trung vào các giải pháp để phòng chống và nêu bật vai trò của cộng đồng và trẻ em trong việc giải quyết các khó khăn đó.

Một hệ quả khó khăn cho thế hệ tương lai của Việt Nam


Tại hội thảo, các thành viên cũng tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến xoay quanh vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tại một buổi thảo luận, Hoàng Mai Trinh – 15 tuổi cho biết “Thật là không công bằng! Là trẻ em, chúng em không liên quan gì tới việc trái đất nóng lên, mà chúng em được “thừa hưởng” điều này từ cha mẹ và ông bà. Thanh thiếu niên là thế hệ tương lai. Bọn em được học hỏi những điều mới mẻ và bắt kịp xu hướng thời đại, bọn em hoàn toàn có thể đưa ra những ý tưởng mới để giải quyết các vấn đề trong thời đại của của bọn em. Liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu thì ý kiến của thanh thiếu cũng cần được lắng nghe như đối với ý kiến của người lớn!”


Trương Phương Nhung-14 tuổi nhớ lại: “Năm ngoái có một trận bão lớn và chúng em bị ngập lụt. Người dân sống ở các vùng nông thôn là bị ảnh hưởng nhiều nhất, © UNICEF/ Việt Nam/2012/Bisin
Tại hội thảo về làm phim tổ chức ở tỉnh Quảng Bình, Hoàng Mai Trinh-15 tuổi nói: Là trẻ em, chúng em không liên quan gì tới việc trái đất nóng lên, mà chúng em được “thừa hưởng” điều này từ cha mẹ và ông bà © UNICEF/ Việt Nam/2012/Bisin

Tại hội thảo về làm phim tổ chức ở tỉnh Quảng Bình, Hoàng Mai Trinh-15 tuổi nói: Là trẻ em, chúng em không liên quan gì tới việc trái đất nóng lên, mà chúng em được “thừa hưởng” điều này từ cha mẹ và ông bà © UNICEF/ Việt Nam/2012/Bisin
Theo các số liệu khoa học, Việt Nam đứng thứ 13 trong tổng số 170 nước được cho là dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu trong vòng 30 năm tới và là một trong số 16 nước “có nguy cơ cao nhất” do tỷ lệ nghèo đói cao, dân cư đông đúc, dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu, phụ thuộc vào đất nông nghiệp dễ bị ngập lụt và hạn hán. Hơn nữa, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã xác định Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba trung tâm “có nguy cơ cao” trên thế giới về số dân có nguy cơ bị mất chỗ ở do nước biển dâng. Đến năm 2050, sẽ có khoảng một triệu người có nguy cơ mất chỗ ở ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng khoảng trên 2oC so với nhiệt độ ở những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Đến năm 2100, ước tính số đợt nóng sẽ tăng gấp đôi, tổng lượng mưa hàng năm sẽ tăng lên và khả năng những đợt mưa cực lớn và lũ lụt cũng sẽ tăng lên. Ở Việt Nam, cũng như ở các nước đang phát triển khác, trẻ em nằm trong số những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu dù họ là những người ít liên quan nhất đến những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Các loại nguy cơ về biến đổi khí hậu mà trẻ em gặp phải rất đa dạng bao gồm từ những ảnh hưởng trực tiếp về mặt thể chất như lốc xoáy, bão tố và nhiệt độ tăng giảm đột ngột cho tới những ảnh hướng về giáo dục, căng thẳng tâm lý và những khó khăn về dinh dưỡng.

Tác nhân của thay đổi

Như một minh chứng cho mức độ dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai của Việt Nam, năm 2011 đã có một loạt các trận bão tràn về Sông Cửu Long với mức độ kỷ lục gây ra lũ lụt trên diện rộng. Bà Lotta Sylwander, Đại diện UNICEF Việt Nam cho biết: “Các trận lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long đã cướp đi sinh mạng của 89 người, trong đó có 75 trẻ em. Nói cách khác: những người ít gây ra biến đổi khí hậu nhất lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hậu quả của biến đổi khí hậu. Do một phần ba dân số Việt Nam là trẻ dưới 18 tuổi nên đây là nhóm dân số cần được quan tâm. Thanh thiếu niên Việt Nam có hiểu biết tốt về các vấn đề có tính toàn cầu có nguy cơ đe dọa hành tinh chúng ta nên các em sẵn sàng tạo ra thay đổi về mặt xã hội. Các nhà lãnh đạo trên thế giới tuần này sẽ họp Hội nghị Rio + 20 về phát triển bền vững để thảo luận về tương lai hành tinh chúng ta và họ nên mời thanh thiếu niên tham gia vào các buổi thảo luận này và đảm bảo thanh thiếu niên có vai trò trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Các giải pháp thích ứng

Trong bài tập làm phim, các bạn trẻ có cơ hội giao lưu với cộng đồng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra và thực hiện các điều tra về vấn đề đó. Họ đã phỏng vấn ngư dân trong xã Nhân Trạch và Ủy ban Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Bình- ủy ban có vai trò chuẩn bị ứng phó với thiên tai và đảm bảo các hệ thống cảnh báo sớm hoạt động hiệu quả. Các bạn trẻ cũng trò chuyện với người đắp đê bảo vệ làng xóm chống bão lụt và trò chuyện với thanh niên tham gia vào một dự án trồng cây gây rừng – một trong các hình thức bảo vệ biển hiệu quả nhất.



Đoạn phim do các bạn trẻ tỉnh Quảng Bình ở Việt Nam thực hiện kể về câu chuyện một cộng đồng ngư dân có gia đình và trường học bị lũ quét cuốn trôi. © UNICEF/ Việt Nam/2012/Trần Phương Anh
Hoàng Mai Trinh cho biết: “Chúng em nghĩ chính phủ chưa thực sự lắng nghe ý kiến của thanh thiếu niên. Chính phủ cần lắng nghe ý kiến của thanh thiếu niên nhiều hơn. Chúng em mong rằng qua đoạn phim này các vị lãnh đạo sẽ lắng nghe ý kiến của chúng em. Chúng em cũng hy vọng đoạn phim này sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam và giúp cho tất cả mọi người biết rằng họ có thể hành động để hạn chế tác động mà biến đổi khí hậu gây ra cho cuộc sống của chúng ta”.

Tác giả:
Sandra Bisin, UNICEF Việt Nam

Cùng xem video: Sự biến đổi của biển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét