Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thấp còi ở Việt Nam

Song A Chia sinh ra ở tỉnh Điện Biên, là một tỉnh nghèo miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Cũng giống như một phần ba trẻ em ở tỉnh, Chia bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, khi được tám tháng tuổi, em chỉ nặng chưa đến 5kg.

Anh Son A Phinh, bố của Chia kể chuyện: “Khi Chia được sinh ra, em bị tật hở hàm ếch nên gặp khó khăn trong việc ngậm vú mẹ. Mẹ em cũng không đủ sữa cho con bú. Cán bộ y tế cộng đồng đến kiểm tra sức khỏe của cháu và nói rằng cháu lên cân chậm quá”.

Son A Phinh đang bế con trai 8 tháng tuổi của mình, cháu bé bị sứt môi bẩm sinh và suy dinh dưỡng với cân nặng dưới 5kg. Hai bố con đang chờ tới lượt khám trong buổi khám định kỳ cho bé tại trung tâm y tế xã, Điện Biên, Việt Nam. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng
Điện Biên là tỉnh nghèo thứ hai Việt Nam, với tổng số nửa triệu người sinh sống, trong đó hơn một nửa là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Thái, Mông và Khơ Mú. Chia và gia đình của em là người dân tộc Mông, sống ở huyện vùng cao Mường Chà, là nơi có 593 trẻ em dưới 5 tuổi sinh sống, trong đó gần 30% trẻ em thấp còi so với độ tuổi.
VẤN ĐỀ SUY DINH DƯỠNG VÀ THẤP CÒI Ở VIỆT NAM
 
Tình trạng thấp còi do suy dinh dưỡng kéo dài và nhiễm khuẩn thường xuyên do vệ sinh kém gây ra. Tình trạng này thường diễn ra trong 1000 ngày đầu đời của trẻ và hậu quả thường rất khó khắc phục, gồm có chậm phát triển vận động, khuyết tật chức năng nhận thức và kết quả học tập kém, ảnh hưởng về lâu dài tới phát triển kinh tế và xã hội. UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng
Gần một phần ba tương đương với 1.9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị coi là quá thấp so với độ tuổi, hay có thể gọi là thấp còi. Mức độ thấp còi cao hơn khoảng ba lần so với trẻ em Việt Nam ở những hộ gia đình nghèo nhất và các nhóm dân tộc thiểu số.

Trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi tình trạng thấp còi, và đây là giai đoạn mà việc bú mẹ không đủ cùng với việc bổ sung bú bình không phù hợp khiến trẻ càng phải đối mặt với rủi ro cao. Mỗi năm, có hơn 700,000 trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính, biểu hiện là thiếu chiều cao và cân nặng.

Việt Nam nằm trong số 34 quốc gia trên thế giới chịu gánh nặng cao nhất về tình trạng trẻ em thấp còi, đặc biệt là ở những vùng đông dân, vùng dân tộc thiểu số như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và vùng miền núi.

Tình trạng thấp còi do suy dinh dưỡng kéo dài và nhiễm khuẩn thường xuyên do vệ sinh kém gây ra. Tình trạng này thường diễn ra trong 1000 ngày đầu đời của trẻ và hậu quả thường rất khó khắc phục, gồm có chậm phát triển vận động, khuyết tật chức năng nhận thức và kết quả học tập kém, ảnh hưởng về lâu dài tới phát triển kinh tế và xã hội.

GÓI DỊCH VỤ THÂN THIỆN VỚI TRẺ EM

Gần hai phần ba trẻ em ở Điện Biên sống trong đói nghèo, đưa Điện Biên trở thành một trong tám khu vực ưu tiên của UNICEF về gói dịch vụ thiết yếu thân thiện với trẻ em với mục tiêu cải thiện đời sống của những gia đình dễ bị tổn thương nhất.

Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Luxembourg tại Việt Nam, UNICEF đã có thể mang lại những giải pháp có tác động cao trong lĩnh vực giáo dục song ngữ vùng dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, cải thiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, dịch vụ xã hội và bảo vệ trẻ em nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng của trẻ em, gồm có suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em, quản lý suy dinh dưỡng. Nhân tố thành công quan trọng trong tất cả những dịch vụ kể trên đó là sự sẵn có ở cấp cộng đồng.

QUẢN LÝ SUY DINH DƯỠNG Ở CẤP CỘNG ĐỒNG 

Xác định những trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng ở cấp cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa như huyện Mường Chà, nơi mà để tiếp cận được các cơ sở ý thế thì bà con thường phải đi mất 1 ngày thậm chí hơn. UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng
Xác định những trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng ở cấp cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa như huyện Mường Chà, nơi mà để tiếp cận được các cơ sở ý thế thì bà con thường phải đi mất 1 ngày thậm chí hơn. Là một phần của gói dịch vụ thân thiện với trẻ em, các cán bộ y tế cộng đồng hoặc tình nguyện viên được đào tạo để xác định trẻ em suy dinh dưỡng ở những xã vùng sâu vùng xa, sử dụng công cụ là chiếc dây nhựa đơn giản để đo cánh tay tên. Nếu chu vi cánh tay trên có số đo dưới 11cm thì trẻ đó bị coi là trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng.

Khi trẻ dưới 5 tuổi, ví dụ như bé Chia, bị xác định thuộc thể suy dinh dưỡng cấp tính nặng, các em sẽ được cán bộ y tế quan sát, sử dụng những kĩ năng đánh giá toàn diện theo mô hình Quản lý Lồng ghép Suy dinh dưỡng Cấp tính (IMAM) của UNICEF, bao gồm xác định xem trẻ có thể được điều trị tại cộng đồng, thường xuyên đến khám tại trung tâm y tế, hay cần điều trị nội trú.

Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Biên, cán bộ y tế thôn bản của huyện Mường Chà: “Khi Chia lần đầu tiên được đưa đến trạm y tế lúc 8 tháng tuổi, chu vi cánh tay trên của em chỉ đạt 9.5cm. Trong địa bàn nói riêng, người dân đều phải lao động rất vất vả để sinh sống. Người dân đều rất nghèo và hạn chế kiến thức về chăm sóc trẻ.”

Việc phát hiện sớm kết hợp với điều trị tại thôn bản sẽ giúp quản lý vấn đề suy dinh dưỡng cấp tính nặng được tốt hơn trước khi tính mạng các em nhỏ bị đe dọa. Bằng chứng cho thấy trên 80% trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng đã được phát hiện bởi các cán bộ y tế cộng đồng, thông qua huy động cộng đồng chủ động tiếp cận dịch vụ phi tập trung và có thể điều trị tại nhà.

Việc phát hiện sớm kết hợp với điều trị tại thôn bản sẽ giúp quản lý vấn đề suy dinh dưỡng cấp tính nặng được tốt hơn trước khi tính mạng các em nhỏ bị đe dọa. Photo: UNICEF Viet Nam\2014\Truong Viet Hung


Bé Chia được tái hòa nhập dinh dưỡng chuyên sâu tại nhà với thực phẩm chức năng làm sẵn cho đến khi đạt cân nặng chuẩn. Tại Việt Nam, thực phẩm chức năng làm sẵn với tên gọi HEBI được sản xuất trong nước, là thực phẩm dinh dưỡng cô đặc và thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Bên cạnh phương pháp trị liệu bằng dinh dưỡng, trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng cũng sẽ được tham gia một khóa học ngắn học cách uống thuốc để điều trị nhiễm trùng, uống vitamin A và thuốc tẩy giun. Sau đó các em sẽ được cán bộ y tế theo dõi bằng cách đến thăm thường xuyên.

Khi được 18 tháng tuổi, Chia vẫn còn khá nhỏ bé so với tuổi, song em đã có thể tự ăn và không còn bị coi là trẻ suy dinh dưỡng nặng nữa. Em và 13 em nhỏ khác trong huyện đã được điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng thành công, và hiện đang vươn lên nhờ có mô hình IMAM.

MỞ RỘNG MÔ HÌNH IMAM TỚI CÁC TỈNH KHÁC 

UNICEF đang nỗ lực tăng cường mạng lưới các nhóm hỗ trợ cộng đồng và các hoạt động truyền thông ở các tỉnh thiệt thòi nhằm tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và các cách thức nuôi dưỡng bổ sung tối ưu cho trẻ. Những nỗ lực này nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 30 xuống còn 23% tính tới năm 2020. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng

Cho tới nay, mô hình IMAM đã được giới thiệu tới một số xã của những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, tập trung ban đầu vào trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng. Trong tương lai, hi vọng rằng mô hình này sẽ hướng tới cả những trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú bị suy dinh dưỡng cấp tính mức độ trung bình.

Ngài Youssouf Abdel-Jelil, trưởng đại diện UNICEF Việt Nam nói: “Suy dinh dưỡng là vấn đề nghiêm trọng ở những vùng sâu vùng xa của tỉnh Điện Biên.
Chúng ta không thể khuất mắt trông coi. Cần đầu tư nhiều hơn vào những dịch vụ lồng ghép giai đoạn sớm nhằm đảm bảo chăm sóc liên tục, lâu dài, đặc biệt là những cộng đồng vùng sâu vùng xa.”

UNICEF và các đối tác như Đại sứ quán Luxembourg tại Việt Nam đã hợp tác để đưa dinh dưỡng trở thành vấn đề được ưu tiên ở cấp quốc gia. Các cơ quan này đã cùng nhau nỗ lực nhằm cải thiện vấn đề thực hành dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua dịch vụ bình đẳng và dễ dàng hơn ở cấp cộng đồng, đặc biệt là ở những vùng dễ bị tổn thương nhất như tỉnh Điện Biên.  

Mô hình IMAM đã được đưa vào Chương trình Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam và đang được áp dụng tại một số địa bàn được lựa chọn với kế hoạch nhân rộng ở cấp quốc gia.

UNICEF đã hỗ trợ mở rộng việc vận động hòa nhập tư vấn dinh dưỡng, kiểm tra, điều trị và sản xuất sản phẩm chức năng trong danh sách dịch vụ y tế cần giải ngân bằng bảo hiểm y tế quốc gia tới năm 2016. Bên cạnh đó, UNICEF cũng đăng tăng cường mạng lưới các nhóm hỗ trợ cộng đồng và các hoạt động truyền thông ở các tỉnh thiệt thòi nhằm tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và các cách thức nuôi dưỡng bổ sung tối ưu cho trẻ. Những nỗ lực này nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 30 xuống còn 23% tính tới năm 2020.

Dinh dưỡng là đầu tư tốt nhất của một quốc gia. Thế hệ trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có kết quả học tập tốt hơn ở trường, lớn lên trở thành những người lớn khỏe mạnh và từ đó sẽ cho thế hệ sau một sự khởi đầu tốt đẹp hơn. Cùng lúc đó, những phụ nữ được chăm sóc tốt sẽ phải đối mặt với ít rủi ro hơn trong quá trình mang thai và sinh nở, và con em họ phát triển trên một con đường vững chắc hơn cả về thể chất và tinh thần.

2 nhận xét:


  1. Với sự hỗ trợ của chiều dài tỉnh nào dài nhất việt nam Đại sứ quán Luxembourg tại Việt Nam, diện tích tỉnh nào rộng nhất việt nam UNICEF đã có thể mang lại tỉnh nào giàu nhất việt nam những giải pháp có tác động cao trong kiêng khi bị chó cắn lĩnh vực giáo dục song ngữ vùng dân tộc thiểu bị chó cắn nên kiêng ăn gì số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, cải thiện vệ sinh cá rắn mối cắn có chết người không nhân và vệ sinh môi trường, dịch vụ xã hội và bảo vệ trẻ em nhằm bột vani có độc không giải quyết những vấn đề quan trọng của trẻ em, gồm có suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em, quản lý suy dinh dưỡng.

    Trả lờiXóa
  2. hiện nay tình trạng trẻ suy dinh dưỡng đang ngày càng nghiêm trọng

    Trả lờiXóa