Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Hội thảo cùng sáng tạo tại Việt Nam tìm cách giải quyết các vấn đề trên toàn cầu bằng các ứng dụng công nghệ thực tế hiệu quả

Việt Nam vẫn được biết đến là một nước có năng lực tốt trong cộng đồng công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế. Gần đây tại một hội thảo của UNICEF đã tập trung tìm hiểu việc về việc ứng dụng công nghệ giúp ích cho cuộc sống thay vì việc xây dựng và phát triển công nghệ như thế nào. Dựa trên một loạt những câu hỏi giả định “Nếu…thì…”, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Đổi mới Sáng tạo (UNICEF Innovation Lab tại Việt Nam), đã đặt ra các câu hỏi như: Nếu chúng ra có thể tập hợp toàn những con người thông minh giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng tập trung vào giải quyết một vấn đề là đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ nhằm tạo ra tác động tích cực đối với cuộc sống của trẻ em thì sao?; Nếu chúng ta có thể tạo cảm hứng cho những người đổi mới sáng tạo này bằng một thế giới mới đầy tiềm năng thì sẽ thế nào? Câu hỏi đặt ra dựa trên cuộc thi Thử thách sáng tạo có ích cho cộng đồng Wearables for Good đã được UNICEF, ARM và frog giới thiệu hồi đầu năm.


Cộng đồng công nghệ trong nước, kỹ sư lập trình, chuyên gia thiết kế và sáng tạo đã cùng đóng góp các ý tưởng trong suốt quá trình thiết kế hội thảo này tại Việt Nam, nơi tổ chức sự kiện cũng là một không gian giáo dục nghệ thuật tại cộng đồng. Và kết quả của sự kiện này thật tuyệt vời.

Mạng xã hội tạo đã mang đến cơ hội hợp tác thực sự cho những người cùng chung lý tưởng

Hội thảo đồng sáng tạo của chúng tôi đã thu hút gần 30 tài năng tham gia, tin tức về hội thảo và cuộc thi Thử thách sáng tạo có ích cho cộng đồng này (Wearable Challenge) còn lan xa hơn nữa. Chỉ tính riêng trên mạng xã hội Facebook, 300 cá nhân đã tham gia cùng chúng tôi trên trang của Viet Nam Innovation. Như một minh chứng cho sự lan  tỏa và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, mạng lưới gồm 50 người của chúng tôi trên Facebook đã mở rộng một cách kỳ diệu nhờ vào quá trình làm việc với nhiều mạng lưới khác nhau trong nước.

Điều này rất quan trọng đối với hội thảo vì chúng tôi muốn đối thoại và trao đổi với những người tham gia sẽ vẫn tiếp tục giữ liên lạc và hợp tác sau kết thúc sự kiện và chúng tôi cần một kênh thông tin để làm việc này. Trang mạng xã hội của chúng tôi đã giúp chúng tôi điều này. Từ đó chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ, giải đáp các câu hỏi xung quanh Thử thách sáng tạo có ích cho cộng đồng hoặc các vấn đề có liên quan đến Innovation Lab.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh không thiếu gì các hoạt động; gần như đêm nào cũng có một sự kiện nào đó diễn ra. Việc 30 tài năng của chúng tôi là những nhà sáng chế, chuyên gia công nghệ, nghệ sỹ, học giả và kỹ sư dành trọn tối thứ sáu của mình để cùng tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo có ích cho cộng đồng cũng nói lên được sự cam kết cũng như tâm huyết của họ dành cho dự án này.

Giải quyết vấn đề không phải là dễ dàng

Tại hội thảo, khi chúng tôi bắt đầu chia sẻ ý tưởng và chia nhóm làm việc, chúng tôi đều gặp phải khó khăn trong việc chia nhóm và một câu hỏi chung đó là chúng ta nên bắt đầu bằng một giải pháp và đi tìm vấn đề mà giải pháp này có thể giải quyết được hay chúng ta chỉ tập trung vào phương diện công nghệ mà thôi. Trong khi Thử thách sáng tạo có ích cho cộng đồng đang tìm kiếm một giải pháp  (“dành cho cả thế giới kỹ thuật số và thế giới thật”), có thể đảm bảo tính bền vững, có tác động tích cực thực tế và dễ dàng tiếp cận. Để làm được điều này thì bất cứ giải pháp nào cũng sẽ chỉ thành công nếu bắt đầu từ sự hiểu biết sâu sắc về một vấn đề.

Những người tham dự hội thảo có kinh nghiệm và chuyên môn từ nhiều lĩnh vực, đến từ các nơi khác nhau tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng rất ít người có kinh nghiệm làm việc với nhóm người dễ bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc chuyên gia tham dự  luôn có thói quen chọn nhóm làm việc theo các lĩnh vực công nghệ mà họ quen làm, chứ không theo những công nghệ phù hợp nhất với đối tượng mà thiết kế hướng tới (Ghi chú: Nguyên tắc sáng tạo #1 – Thiết kế dành cho người sử dụng). Ngoài vấn đề cần giải quyết ra, thì hiểu được những hạn chế trong thiết kế ý tưởng cũng đầy thách thức. Thiết kế ý tưởng các giải pháp cho các nội dung trọng tâm đã khó, khi có thêm các trở ngại nữa thì các nhà thiết kế ý tưởng đổi mới sáng tạo càng phải xem xét đến các phương pháp và khả năng khác nhau. Bài học rút ra là khi chúng ta tổ chức cho một cộng đồng chuyên gia công nghệ lớn tham gia vào những chủ đề có tác động xã hội thì hầu hết phần lớn thời gian nên được dành cho việc nắm bắt và hiểu sâu sắc về các vấn đề xã hội cần được giải quyết và phần còn lại mới là giải pháp.

Cộng đồng người tham gia là chủ chốt: Tìm ra giải pháp phải có thời gian

Innovation Lab Việt Nam có hai sứ mệnh cơ bản. Thứ nhất là kêu gọi, kết nối và tạo ra nhiều cơ hội cho các chuyên gia sáng chế và doanh nghiệp cùng chung lý tưởng tìm đến với nhau trên toàn thế giới. Hiện nay còn rất nhiều ý tưởng hay chưa được khai thác, đây chính là cơ hội để họ để tìm ra những giải pháp có tác động tích cự cao và đem lại kết quả tốt cho trẻ em. Thứ hai là đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng về thông tin, cơ hội và nguồn lực (tài chính, kinh nghiệm, chương trình,...) cho tất cả những người tham gia đặc biệt là người trẻ tuổi.

Sau sự kiện đồng sáng tạo được tổ chức tại Việt Nam, chúng tôi rút ra được hai điều; thứ nhất là sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng hết sức quan trọng về lâu dài dẫn đến thành công và thứ hai là để xây dựng được một cộng đồng mạnh sẽ phải mất nhiều thời gian. UNICEF đã có lịch sử lâu dài trong việc tạo ra những tác động tại Việt Nam, chúng ta cần kêu gọi sự tham gia của các thế hệ tương lai và xây dựng niềm tin với thế hệ này qua thời gian và thông qua việc tạo ra những chương trình có chất lượng, đảm bảo tất cả mọi người trong cộng đồng đều có các cơ hội tham gia vào các hoạt động của chương trình.

Bước tiếp theo: UNICEF Innovation Lab Việt Nam + Nhóm ứng cử viên lọt vào chung kết cuộc thi Thử thách sáng tạo vì cộng đồng!

Câu hỏi giả định “Nếu…thì…” chỉ mới là sự khởi đầu cho hành trình của Innovation Lab Việt Nam. Chúng tôi mới bắt đầu khởi động cho việc kết nối tham gia các bạn thanh thiếu niên tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước. Chúng tôi rất tự hào về nhóm GuardBand, một nhóm được hình thành từ hội thảo đồng sáng tạo, đã được lựa chọn là nhóm vào chung kết cuộc thi Thử thách sáng tạo vì cộng đồng. Những hình thức hợp tác như thế này đã tiếp thêm nhiên liệu cho khát khao của chúng tôi làm nhiều hơn nữa, tại đất nước này và ở các nước khác, phát triển các giải pháp có thể gây ảnh hưởng tích cực tạo ra thay đổi. Với trọng tâm vào việc tận dụng công nghệ hiện nay và công nghệ mới, chúng tôi tìm cách tiếp tục tạo ra những cơ hội hợp tác như thế này để giúp tìm ra con đường phía trước.

Hãy đồng hành cùng chúng tôi!

Tác giả:
Brian Cotter, Người đứng đầu UNICEF Innovation Lab Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét