Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Khi Sự Sửng Sốt và Xấu hổ Xua Đuổi Được Bệnh Tật: Người Dân Nói Không Với Vệ Sinh Ngoài Trời ở Việt Nam

Một buổi làm việc gây nhạy cảm ở ấp Vĩnh Thành, tỉnh An Giang, miền Nam Việt Nam, tập trung giúp cộng đồng hiểu rõ các nguy cơ sức khỏe của việc đi vệ sinh ngoài trời. UNICEF/Viet Nam/2010/Bisin
Vào một buổi sáng nắng đẹp, người dân ấp Vĩnh Thành tập hợp và tham dự một buổi trình diễn đặc biệt. Không khí rất thoải mái và vui vẻ. Cán bộ y tế ấp tổ chức buổi hôm đó rất vui khi thấy có đông đảo bà con đến xem. Vĩnh Thành nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, nơi nổi tiếng có diện tích canh tác lúa lớn.

“Hôm nay chúng tôi mời bà nhìn tận mắt xem bệnh tật như bệnh tả, một vấn đề cực kỳ lớn trong cộng đồng chúng ta – bắt nguồn từ đâu và làm sao để loại bỏ bệnh đó”, Anh Bình, một trong những cán bộ y tế ấp mở đầu. “Nhưng trước tiên mời một người tham gia và giúp tui vẽ bản đồ làng.”

Dùng những đoạn chỉ ngắn để vẽ đường lớn, vải thô xanh để làm sông ở hai bên ven ấp, và lá để làm cánh đồng lúa, người tình nguyện dần dần tạo nên hình ảnh ấp trên mặt đất. Anh Bình rất hài hước và người dân ấp chẳng mấy chốc đã túm lại háo hức xem khi anh yêu cầu mọi người xác định các địa điểm khác bằng vài mẩu giấy và đá cát kết: nào là nhà cửa, chùa chiền và trường học.  

Từ “chuyến đi xấu hổ” tới việc thay đổi hành vi

“Bây giờ, hàng ngày con người phải ăn, sau đó thì phải có cách nào đó để giải quyết. Vậy giải quyết ở đâu?” Anh Bình hỏi bằng giọng thủng thẳng. Quá bối rối ngượng ngập, người xem chỉ biết cười ngượng ngịu. Nhưng mà không khí bối rối không kéo dài quá lâu. Chẳng mấy mà người xem bắt đầu cười rúc rích. “Nào nào! Mỗi người lấy một ít bột vàng và chỉ xem bà con giải quyết ở đâu!” Anh Bình nói..

Một lần nữa, bà con tình nguyện đánh dấu những nơi có phân người ở quanh làng. Sau đó anh yêu cầu họ đi xem những điểm vệ sinh ngoài trời thật, nơi mà họ sẽ được biết nguy cơ những mầm bệnh tìm thấy ở phân người xung quanh cánh đồng làm ô nhiễm nguồn thức ăn và nước uống cao như thế nào. Tính toán chi phí y tế chi cho các bệnh liên quan tới thói quen mất vệ sinh cũng là một phần công việc.

“Chuyến đi xấu hổ” này rất có ý nghĩa trong việc giúp cộng đồng hiểu được những hậu quả tai hại do thói quen đi vệ sinh của bà con hiện tại đối với sức khỏe và đời sống và khởi đầu cho sự thay đổi thành vi.




Chị Võ Thị Mít, ấp Vĩnh Bình có nhà vệ sinh hiện đại xây ngoài nhà sau khi tham gia buổi nâng cao ý thức cách đây 6 tháng, “Quả là một lần mở mắt với tui. Tui sẽ không bao giờ định ra đồng giải quyết lần nữa. Đó là thói quen cũ xấu.” Chị bày tỏ.
Thí điểm phương pháp mới

Qua buổi tuyên truyền này, người dân ấp Vĩnh Thành đang tham gia vào một dự án “Vệ Sinh Tổng Thể Do Cộng Đồng” (CLTS) mới đã được chứng minh là thành công ở nhiều quốc gia khác và đang được UNICEF và các đối tác thí điểm tại ba tỉnh Việt Nam.

Ở ấp Vĩnh Thành, cứ năm gia đình thì chỉ có hai gia đình có nhà vệ sinh. Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp nước sạch, vấn đề vệ sinh và điều kiện vệ sinh vẫn còn rất lạc hậu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi cư ngụ của 70% trong số 86 triệu người dân cả nước sinh sống. Theo cuộc điều tra quốc gia về điều kiện vệ sinh nông thôn do Bộ Y Tế thực hiện năm 2006, khoảng 75% các hộ gia đình nông thôn có tiếp cận với nhà xí, trong đó chỉ có 18% đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Vệ sinh ngoài trời vẫn là một thói quen phổ biến ở nhiều vùng nông thôn.

Công trình vệ sinh hiện đại mà Chị Võ Thị Mít, ấp Vĩnh Thành đã xây ngoài nhà sau chương trình nâng cao ý thức cách đây 6 tháng.
CLTS thúc đẩy cộng đồng phân tích tình hình vệ sinh, thói quen vệ sinh và những ảnh hưởng xấu, dẫn tới các hoạt động tập thể nhằm đạt được tình trạng không còn vệ sinh ngoài trời. Không giống như các phương pháp tiếp cận vấn đề vệ sinh khác có sự hỗ trợ tiền mặt và/hoặc thiết bị tới cho hộ gia đình và tập trung xây dựng nhà xí, CLTS tập trung trao quyền cho cộng đồng nhằm để họ tự hành động. Hiện tại đã ở năm thứ hai hoạt động, sáng kiến đã lên tới hàng trăm ở Việt Nam với điều kiện vệ sinh được cải thiện.

“Các cộng đồng đang thể hiện quyền làm chủ lớn đối với sáng kiến CLTS và rất hứng khởi với phương pháp mà không chỉ cải thiện tình trạng vệ sinh mà còn giúp nâng cao phẩm cách.” Ông Rajen Kumar Sharma, giám đốc Chương Trình Tỉnh Thân Thiện Trẻ Em của UNICEF, chương trình hỗ trợ cung cấp các dịch vụ lồng ghép cho trẻ em ở sáu tỉnh Việt Nam, nói.

Chị Võ Thị Mít, ấp Vĩnh Bình, cạnh ấp Vĩnh Thành, người đã xây được nhà vệ sinh hiện đại ngoài nhà sau buổi nâng cao ý thức cách đây 6 tháng, cũng nói: “Quả là một lần mở mắt với tui. Tui sẽ không bao giờ định ra đồng giải quyết lần nữa. Tui thấy thói quen cũ rất xấu.”

“Tui có hai con. Chuyến đi xấu hổ trong làng để xem những nguy cơ chúng tui gặp phải khi đi vệ sinh ngoài đồng ruộng, làm tui hiểu ra rằng mục đích của việc này là nhằm đảm bảo con tôi lớn lên khỏe mạnh,” Anh Võ Văn Ngân, ấp Vĩnh Bình chia sẻ. Anh mất 12 triệu đồng (tương đương $632) đi xây nhà vệ sinh riếng trong hai tháng. “Tui làm nông, tui cấy lua. Vợ tui bán đồ ăn dạo. Chúng tui không kiếm được nhiều tiền. Tất nhiên tui biết xây nhà xí thì rất tốn kém, nhưng mà đáng.” Anh Ngân nói thêm.

Anh Võ Văn Ngân, ấp Vĩnh Bình, đang khoe nhà vệ sinh mới toanh của nhà anh. “Tui có hai con. Chuyến đi xấu hổ trong làng để xem những nguy cơ chúng tui gặp phải khi đi vệ sinh ngoài đồng ruộng, làm tui hiểu ra rằng mục đích của việc này là nhằm đảm bảo con tôi lớn lên khỏe mạnh,” anh nói.
Tiến bộ hướng tới vệ sinh tổng thể ở các cộng đồng nông thôn qua dự án là đáng hoan nghênh. Từ năm 2009, ….thôn ấp ở khắp ….xã trong ba tỉnh đã tuyên bố không có vệ sinh ngoài trời. Sáng kiến đang được chính quyền nhân rộng ở các xã khác và có thêm …..thôn ấp ở khắp ….xã cũng sẽ nằm trong chương trình vào năm 2011.

Tác giả: Sandra Bisin

1 nhận xét:

  1. sử dụng app iura để tham gia cộng đồng luật giỏi nhất Việt Nam
    https://iura.vn/

    Trả lờiXóa