Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Đưa trẻ em vào trọng tâm các ưu tiên trong công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai

Động đất, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, lũ lụt - chúng ta không thể ngăn chặn các mối nguy hiểm đến từ tự nhiên, nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị các mối hiểm họa đó có thể biến thành thảm họa ngay trước mắt chúng ta. Tại UNICEF chúng tôi đang làm việc với trẻ em, gia đình và trường học của các em, cộng đồng và chính phủ để đảm bảo trẻ em và gia đình của các em luôn sẵn sàng.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập giúp chuẩn bị cho trẻ khuyết tật đến học ở các trường phổ thông

Ninh Thuận, 3/12/2016 – Bé Hà Phúc Nguyên được chuẩn đoán mắc chứng rối loạn lan tỏa hai năm trước. Nguyên được ba mẹ đưa đi chữa bệnh ở TP Hồ Chí Minh, cách nhà gần nghìn cây số.

Tuy nhiên, gia đình chỉ có thể cho em điều trị ở đó vài tháng vì chi phí sinh hoạt ở thành phố lớn rất đắt đỏ. Với mong muốn tìm kiếm phương pháp điều trị cho Nguyên tại nhà, mẹ em đã tham gia thảo luận tại một nhóm về trẻ tự kỷ trên Facebook. Thông qua nhóm này, mẹ em được giới thiệu đến một trung tâm mới thành lập ở ngay ở thành phố bên cạnh, cách nhà không xa, nơi có những dịch vụ chuyên biệt cho trẻ tự kỷ.

Ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt Nam giao lưu với Thắng trong chuyến thăm TT GDHN Ninh Thuận tháng 4/2016.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

VƯƠN LÊN - UPSHIFT Việt Nam: Tác động thông qua Triển khai thực tế

Thành viên Nhóm 4, Trương Ngọc Anh Thư, đang làm việc với hướng dẫn viên của họ - ông Ngô Văn Cường từ tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam. UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Happy Respiration sessions/ Trần Tiến Thăng/ tháng 3/2016
Trong lần cập nhật gần đây nhất, chúng tôi đã lựa chọn 5 nhóm tham gia Giai đoạn thứ 3 – Giai đoạn Triển khai thực tế của dự án Vươn lên - kéo dài trong 3 tháng. Trong giai đoạn Triển khai thực tế, các nhóm tham gia các đợt huấn luyện bổ sung và được nhận khoản đầu tư ban đầu để bắt đầu dự án của mình và được hướng dẫn trong suốt quá trình. Các nhóm cũng được tiếp cận mạng lưới những người hỗ trợ và các sự kiện định kỳ thông qua Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam (VYE). Tất cả những nhân tố này kết hợp nhằm hỗ trợ các nhóm biến ý tưởng của mình thành thực tế.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Phản hồi công dân giúp nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký khai sinh

Giàng Seo Lù sống ở bản Lù Dì Sán thuộc huyện vùng cao Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. Anh Lù chưa bao giờ được đi học. Năm 2011 vợ chồng anh sinh được một cô con gái và giống như nhiều trẻ em người H’mông sống tại đây, con gái anh được sinh tại nhà. Anh Lù không định làm đăng ký khai sinh cho bé bởi theo anh thủ tục quá phức tạp. Đầu tiên, anh phải đi hết 2 tiếng đồng hồ xuống núi để đến Ủy ban Nhân dân xã. Rồi họ sẽ yêu cầu đủ thứ giấy tờ mà anh không có ví dụ như giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng sinh của con. Thêm vào đó, vì mù chữ anh không thể tự viết đơn hay điền vào mấy tờ khai.

UNICEF Việt Nam\2016\Nguyễn Thị Thanh Hương

UNICEF thúc đẩy nghề công tác xã hội ở Việt Nam

Nhảy lên ghế nhựa, cúi nhặt mấy con thú đồ chơi rồi lại nhảy xuống, sau đó bé Mai* lại chuyển sang chơi đùa với mấy quả bóng tập thể dục và các vòng nhựa nhiều màu. Tuy có vẻ thấm mệt nhưng Mai tỏ vẻ rất thích thú với các trò chơi này. Đây không phải là khu vui chơi bình thường cho trẻ em, và các trò chơi này cũng không phải là các trò chơi bình thường, mà đó là một phần của bài tập trị liệu mà Mai đang tham gia tại Phòng tâm lý trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí tại tỉnh Quảng Ninh.

Sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh nhưng khi lớn lên nhận thức của Mai lại “non nớt” hơn so với các bạn cùng trang lứa. Em chỉ có thể bập bẹ được vài từ, chật vật mà vẫn không học được các kỹ năng đơn giản như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay hay ăn uống. Em hầu như không có phản xạ với bất cứ lời nói hay hành động nào của mọi người, kể cả của cha mẹ em.

UNICEF Việt Nam\2016\Nguyễn Thị Thanh Hương

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Luật Trẻ em sửa đổi: Cơ hội để Việt Nam củng cố vị trí tiên phong về quyền trẻ em

Trẻ em gồm bất cứ ai dưới 18 tuổi. Đây là định nghĩa theo Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em (CƯQTQTE) và cũng là định nghĩa của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đi tiên phong trên toàn cầu trong việc bảo vệ quyền trẻ em vì là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuyển Công ước vào năm 1990. Vai trò lãnh đạo toàn cầu về quyền trẻ em của Việt Nam cũng được khẳng định lại với việc ban hành Chỉ thị 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 2012 nhằm mục tiêu tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. 

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Giáo dục song ngữ - Con đường đi đến phát triển bền vững

Với sự hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thành công sáng kiến giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tại các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh. Báo cáo Đánh giá cuối kỳ của sáng kiến này đã nêu bật những bằng chứng cho thấy giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập của Việt Nam. Phát huy kết quả của sáng kiến này, tỉnh An Giang đang áp dụng mở rộng giải pháp giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ với tiếng Khmer. Video này cho thấy những trải nghiệm về lợi ích đối với học sinh và gia đình khi học sinh tham gia chương trình giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ.

Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu khi học sinh tới trường sẽ khuyến khích học sinh học tốt hơn, đi học chuyên cần hơn và giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ giúp học sinh dân tộc học tốt hơn Tiếng Việt và các ngoại ngữ khác sau này. Giáo viên, học sinh và phụ huynh đều đánh giá cao tác dụng của giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ giúp nâng cao năng lực cho học sinh, gia đình và cộng động dân tộc trong việc hội nhập xã hội và thực hiện đầy đủ quyền công dân của họ. Giáo dục song ngữ, do vậy, đã mở ra một con đường dẫn đến phát triển bền vững.


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

UPSHIFT Việt Nam: Chặng đường phía trước...

Tiếp nối chặng đường UPSHIFT giai đoạn 1, sau giai đoạn đánh giá và cân nhắc 93 đơn đăng ký, chúng tôi đã chọn ra được 10 nhóm (31 bạn trẻ) có ý tưởng dự án tốt nhất. Trong số đó, có đến 49% người tham gia thuộc nhóm đối tượng khuyết tật, bao gồm 10 bạn khiếm thị, 4 bạn khiếm thính, 1 bạn khuyết tật vận động; có 19% bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến từ các trung tâm bảo trợ xã hội khác nhau tại Tp.Hồ Chí Minh; có 29% người tham gia là các bạn sinh viên thuộc khoa Công tác Xã hội của các trường Đại học; và chương trình còn có sự tham của 1 em học sinh THPT Lê Hồng Phong - là trưởng nhóm của một trong số các nhóm dự án được lựa chọn.


Hướng dẫn viên, Hỗ trợ viên và đội ngũ tổ chức UPSHIFT 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/Tháng 11 - 2015


10 nhóm sẽ bước vào một đợt huấn luyện chuyên sâu kéo dài 3 ngày của UPSHIFT diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2015. Ở giai đoạn này, các bạn trẻ sẽ được tiếp cận với hàng loạt kỹ năng cần thiết để có thể tự mình thiết kế, xây dựng, thử nghiệm sản phẩm cũng như có thể tự triển khai và quản lý dự án. Đúng là có quá nhiều thử thách và kiến thức trong vòng 3 ngày, và chúng tôi cũng có lúc e ngại rằng các nhóm sẽ không thể theo kịp chương trình. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đội ngũ tổ chức, nỗ lực vượt bậc của người tham gia cùng với sự hỗ trợ hết mình của các hướng dẫn viên, diễn giả và chuyên gia, những lo lắng của chúng tôi đã hoàn toàn tan biến.

UPSHIFT Việt Nam: Minh Tuấn và mong muốn xây dựng trang web tìm kiếm việc làm nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người khiếm thị và nhà tuyển dụng

UPSHIFT đã mang đến cho giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là trẻ em thiệt thòi, có cơ hội được tiếp cận với những kỹ năng mới, giúp các em có thể tự mình thực hiện những dự án xã hội mà các em hằng ấp ủ. Nhưng các em không phải là những người hưởng lợi duy nhất từ dự án. Chúng tôi - Viet Youth Entrepreneurs (VYE), những người tổ chức UPSHIFT tại Việt Nam, cũng đã học hỏi rất nhiều từ các em. Và câu chuyện đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ, là về Nguyễn Minh Tuấn - một trong những gương mặt tiêu biểu đã nỗ lực vượt qua khó khăn và cống hiến cho cộng đồng. Mặc dù Tuấn luôn xuất hiện đầy vui vẻ trong những sự kiện của chúng tôi, nhưng cuộc đời em, không phải lúc nào cũng ngọt ngào...

Từ trái qua phải: Đào Văn Thơm,  Nguyễn Minh Tuấn (thành viên của nhóm mặc áo xanh), Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Nhã Quyên (Hướng dẫn viên), Bùi Nguyễn Nhật Minh (Hỗ trợ viên).
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/
UPSHIFT Workshop/Truong Viet Hung/Tháng 11 - 2015

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

UPSHIFT Việt Nam: Kim Vân đang hiện thực hóa giấc mơ giúp đỡ người khuyết tật vượt qua những khó khăn trong việc tham gia giao thông công cộng hàng ngày

Tôi vẫn còn nhớ cuộc gặp gỡ đầu tiên với Kim Vân – Nhóm trưởng nhóm dự án hỗ trợ người khuyết tật tham gia giao thông công cộng – khi chúng tôi tổ chức buổi hướng dẫn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người khuyết tật - Disability Research & Capacity Development (DRD Vietnam). Kim Vân bị yếu chi và phải di chuyển bằng xe lăn, nhưng tràn đầy tự tin và tâm huyết chia sẻ về câu chuyện và ước mơ của mình. Sức mạnh nội tại và động lực rõ ràng đã cho thấy Kim Vân chính là đối tượng lý tưởng của UPSHIFT - một cô gái trẻ với quyết tâm, nhiệt huyết và sự tập trung cao độ nhằm đạt được cơ hội biến ước mơ thành hiện thực.


Phan Thị Kim Vân trong buổi huấn luyện chuyên sâu
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/
UPSHIFT Workshop/ Truong Viet Hung/ Tháng 11 - 2015

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Hành trình UPSHIFT - Từ Kosovo đến Việt Nam

Khởi đầu của UPSHIFT Social Impact Workshop

Năm 2014, dự án VƯƠN LÊN với tên gọi UPSHIFT được Quỹ Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc UNICEF triển khai lần đầu tiên tại KOSOVO với mục tiêu đào tạo chuyên sâu các kỹ năng, hỗ trợ tài chính, huấn luyện và tư vấn chuyên môn để giúp giới trẻ có thể triển khai những dự án mang tác động tích cực cho cộng đồng. Chương trình đã gặt hái những kết quả ấn tượng với hơn 126 sự án được triển khai, hơn một nửa trong số đó vẫn tiếp tục duy trì ngay cả sau chương trình, thu hút và ảnh hưởng trực tiếp đến 61,056 người tham gia; có tác động gián tiếp đến 120,630 người.


Buổi mở đầu UPSHIFT Workshop tại Kosovo © UNICEF/Innovations Lab Kosovo/ UPSHIFTWorkshop/NjomzaKadriu/Tháng 3 - 2015

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Thủy thủ đoàn Clipper race thăm Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân Chất độc Da cam và Trẻ em Nghèo bất hạnh (Cơ Sở 3) DAVA tại Đà Nẵng

Giám đốc điều hành Clipper Race, Ông William Ward cùng với thủy thủ đoàn đang gây quỹ từ thiện cho Unicef thông qua cuộc đua thuyền buồm ​​đã được vinh dự chào đón tại Trung tâm DAVA, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng tuần này để tham quan và tận mắt chứng kiến các dự án UNICEF ​​hỗ trợ trẻ em
khuyết tật tại Việt Nam thế nào. Khai trương từ tháng 5 năm 2011 với sự hỗ trợ tài chính của UNICEF và được quản lý bởi Hiệp hội nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng (DAVA) và các tình nguyện viên, trung tâm chăm sóc ban ngày này chăm sóc hơn 90 trẻ em khuyết tật mỗi ngày.

Ước tính có khoảng 1,3 triệu trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, đây cũng là một trong những nhóm lớn nhất của trẻ em dễ bị tổn thương cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Thành phố Đà Nẵng là thành bị ảnh hưởng nghiêm trọng với dân số bị nhiễm chất độc da cam khá cao trong thời kỳ chiến tranh với Hoa Kỳ.


Ảnh: UNICEF Việt Nam\2016\Trương Việt Hùng

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

#SyriaCrisis: 5 năm khủng hoảng trong 60 giây

Cuộc khủng hoảng Syria (#SyriaCrisis) đã diễn ra trong năm năm tàn bạo. Chỉ mất 60 giây để xem, chia sẻ và ủng hộ của bạn để giúp chấm dứt nỗi đau này.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Hoạch định chính sách thân thiện với trẻ em có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển công bằng?

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các quyền của phụ nữ và trẻ em. Một trong những khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển này là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP) – hình thành trên cơ sở phát triển kinh tế song hành với tiến bộ xã hội, đảm bảo bình đẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn hàng triệu trẻ em chưa được hưởng đầy đủ các lĩnh vực thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, nhà ở, không lao động sớm, vui chơi giải trí và bảo trợ xã hội. Hãy cùng theo bước Tảo, một em bé dân tộc Tày để tìm hiểu liệu các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để thay đổi tình hình thông qua hoạch định chính sách kinh tế xã hội.