Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Mỗi gia đình, một nhà vệ sinh: Thay đổi thói quen cũ để bảo vệ cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam

Xã quai Nưa, huyện Tuần Giáo– Cách đây không lâu, Lò Thị Trang, cũng làm y như những đứa trẻ khác trong bản của mình mỗi khi muốn đi vệ sinh.

Em đã từng đi xuống sông", cô bé 12 tuổi cười khúc khích. "Chúng em đã không có nhà vệ sinh và thậm chí còn không biết nó là gì. Nhưng thực sự, em không ngại phải làm như thế. Tất cả mọi người trong bản đều xuống đồi để đi vệ sinh ở bờ sông: nên không ai lấy làm xấu hổ! Vào mùa mưa, điều đáng lo là đường đồi trở nên trơn hơn và chúng em phải cẩn thận từng bước chân để không bị ngã".


Trang tự hào giới thiệu nhà vệ sinh hợp vệ sinh mới mà cha mẹ cô bé xây dựng, bên cạnh ngôi nhà của mình cách đây bảy tháng, Tại xã Quai Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
© UNICEF Việt Nam/2013/Matthew Dakin

Trường nội trú giúp cho trẻ em dân tộc thiểu số được học tập và được bảo vệ an toàn



Giàng Thị Mề cùng các bạn về thăm nhà vào cuối tuần. Mề cùng với 90 học sinh khác ở lại trường vào các ngày trong tuần vì nhà của các em rất xa, không thể đến trường hàng ngày được.
 Một ngày mới bắt đầu vào khoảng 6h30 tại trường Tiểu học Tủa Thàng, một trường nội trú thuộc Điện Biên, một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.

Trường có khoảng 300 học sinh. Giàng Thị Mề là người dân tộc Mông và là học sinh lớp 1 của trường. Nhà em ở trên núi rất xa em nên không thể ngày nào cũng xuống núi đi học được, vì vậy Mề ở lại trường vào các ngày trong tuần. Trong khu nội trú này có khoảng 90 em cũng ở lại trường như Mề.