Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Chương trình WELLA-UNICEF Making Waves mở lớp dạy nghề tóc cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam

Một tay kéo, một tay lược, Thái Thùy Dung cẩn thận chăm chú tỉa từng lọn tóc cho mẫu ma-nơ-canh theo hướng dẫn của cô giáo. Tuy chỉ là buổi thực hành trên mẫu, Dung vẫn cẩm thấy rất hồi hộp xen lẫn vui mừng với cơ hội trở thành nhà tạo mẫu tóc trong tương lai.

Sống ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước nhưng Dung không theo học được hết cấp hai. Nhà nghèo, em bỏ học giúp ông bà bán rau kiếm sống. Cuộc mưu sinh trên đường phố làm em phải đối mặt với nhiều rủi ro và nguy hiểm.


Thái Thùy Dung cắt tóc theo hướng dẫn của cô giáo.  
Ảnh: UNICEF UK

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Dinh dưỡng cho trẻ em ở các thành phố tại Việt Nam

Nhật ký chuyến đi, phần hai

Trong phần một, tôi đã viết về chuyến đi đến cộng đồng người H’Mông ở vùng miền núi Việt Nam, nơi có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng rất cao - ở một số nơi, suy dinh dưỡng thấp còi cao đến 75%. Điểm đến tiếp theo của tôi trong chuyến đi Việt Nam có điều kiện hoàn toàn trái ngược với tỉnh miền núi, thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn đông đúc với gần 10 triệu dân.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi tại thành phố Hồ Chí Minh rất thấp, chỉ khoảng 7%. Tuy nhiên, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ rất thấp (1%). 50% phụ nữ mang thai chọn sinh mổ và không cho con bú bao giờ. Thay vào đó, họ nuôi con bằng sữa bột, loại thực phẩm không mang lại những lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng như sữa mẹ. Những bà mẹ làm việc ở các nhà máy thường dừng cho con bú khi họ phải đi làm trở lại.


Ảnh: UNICEF EAPRO/2015/Christine Rudert
Tiếp xúc da-kề-da giữa mẹ và con tại một bệnh viện ở thành phố Thành phố Hồ Chí Minh


Dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng cao Việt Nam

Nhật ký chuyến đi, phần một

Gần đây tôi đã có chuyến công tác tới vùng miền núi phía Bắc của Việt Nam cùng với các bạn đồng nghiệp UNICEF và Bộ Y tế, thăm chương trình dinh dưỡng do UNICEF hỗ trợ nhằm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc H’Mông. Người dân tộc H’Mông, chiếm khoảng 1 triệu người trên tổng dân số Việt Nam. Họ sống ở những thôn bản miền núi vùng sâu vùng xa và trông ngô, lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

Tỷ lệ trẻ em H’Mông suy sinh dưỡng thấp còi (trẻ quá thấp so với độ tuổi) rất cao. Ở một số nơi, tỷ lệ này cao tới 75%. Tôi nghĩ mình chưa từng chứng kiến nơi nào khác trên thế giới tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em cao như ở đây. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trung bình trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 40%, gần gấp đôi mức trung bình trên cả nước.


Ảnh: UNICEF EAPRO/2015/Christine Rudert 
Mẹ đang cho em bé H’Mông ăn cháo giàu chất dinh dưỡng, nấu tại Câu lạc bộ nuôi con khỏe ở Lào Cai


Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Hội thảo cùng sáng tạo tại Việt Nam tìm cách giải quyết các vấn đề trên toàn cầu bằng các ứng dụng công nghệ thực tế hiệu quả

Việt Nam vẫn được biết đến là một nước có năng lực tốt trong cộng đồng công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế. Gần đây tại một hội thảo của UNICEF đã tập trung tìm hiểu việc về việc ứng dụng công nghệ giúp ích cho cuộc sống thay vì việc xây dựng và phát triển công nghệ như thế nào. Dựa trên một loạt những câu hỏi giả định “Nếu…thì…”, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Đổi mới Sáng tạo (UNICEF Innovation Lab tại Việt Nam), đã đặt ra các câu hỏi như: Nếu chúng ra có thể tập hợp toàn những con người thông minh giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng tập trung vào giải quyết một vấn đề là đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ nhằm tạo ra tác động tích cực đối với cuộc sống của trẻ em thì sao?; Nếu chúng ta có thể tạo cảm hứng cho những người đổi mới sáng tạo này bằng một thế giới mới đầy tiềm năng thì sẽ thế nào? Câu hỏi đặt ra dựa trên cuộc thi Thử thách sáng tạo có ích cho cộng đồng Wearables for Good đã được UNICEF, ARM và frog giới thiệu hồi đầu năm.


Cộng đồng công nghệ trong nước, kỹ sư lập trình, chuyên gia thiết kế và sáng tạo đã cùng đóng góp các ý tưởng trong suốt quá trình thiết kế hội thảo này tại Việt Nam, nơi tổ chức sự kiện cũng là một không gian giáo dục nghệ thuật tại cộng đồng. Và kết quả của sự kiện này thật tuyệt vời.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

40 năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam

Việt Nam và UNICEF đã có lịch sử hợp tác tin cậy lâu dài. UNICEF là tổ chức LHQ đầu tiên có mặt tại Việt Nam ngay sau ngày thống nhất đất nước năm 1975. Từ đó đến nay, UNICEF đã triển khai các chương trình hỗ trợ trẻ em trên toàn quốc. Kể từ những ngày đầu tiên UNICEF hiện diện tại Việt Nam, chương trình hợp tác của UNICEF đã bắt đầu bằng việc tập trung vào cứu trợ khẩn cấp sau chiến tranh, giúp xây dựng lại đất nước. Sau này chương trình chuyển hướng sang đáp ứng các nhu cầu y tế và giáo dục cơ bản, và hiện nay là tập trung vào cải thiện các dịch vụ xã hội, đồng thời vẫn hỗ trợ xây dựng chính sách và khung pháp lý hiệu quả nhằm đảm bảo tất cả 26 triệu trẻ em Việt Nam đều được phát triển hết tiềm năng của mình. ‪#‎UNICEF‬@40


Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014

Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (‪#‎MICS2014‬) được giới thiệu tại Hà Nội ngày hôm nay nêu bật những mục tiêu chưa hoàn thành liên quan đến cuộc sống và phúc lợi của nhóm trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương, đồng thời khi ghi nhận những tiến bộ Việt Nam đạt được trong việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). MICS Việt Nam 2014 do Tổng cục Thống kê (GSO) thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ với các bộ ban ngành và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). 

Để biết thêm thông tin mời truy cập: http://goo.gl/fS6P9v

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất của Chương trình Tỉnh bạn hữu trẻ em ở Việt Nam

Bất chấp cái nóng của buổi trưa mùa hạ, chị Đàm Thị Liên vẫn dạo quanh khu “Triển lãm nhà tiêu” để tìm hiểu các loại hình nhà tiêu được trưng bày. Tại triển lãm này, chị được tận mắt xem tất cả những bộ phận của một nhà tiêu hoàn chỉnh, đúng kích cỡ thật, từ phần thiết kế ngầm dưới đất, phần âm và phần sàn. Triển lãm đã giúp chị hiểu rõ hơn về các loại hình nhà tiêu cũng như chi phí cho việc xây dựng các nhà tiêu này. Được hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, “Triển lãm nhà tiêu” là một trong các hoạt động tiếp thị vệ sinh được tiến hành tại An Giang, một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam.

Triển lãm nhà tiêu trưng bày nhiều mô hình nhà tiêu giúp người dân lựa chọn được mô hình phù hợp nhất cho gia đình mình

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Bảo vệ những trẻ em Việt Nam chưa được khai sinh


Mai* - cô bé 12 tuổi sống giữa thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn và phồn hoa nhất Việt Nam. Gia đình cô bé sống trong căn nhà rộng 10m2 được dựng lên bằng các tấm tôn. Cô bé sống với bố mẹ và 04 anh chị em – tất cả đều chưa từng tới trường hay đi khám sức khỏe, tiêm phòng hoặc tiếp cận với bất kỳ chương trình bảo trợ xã hội nào mà người nghèo ở Việt Nam thường được hưởng.  

Mặc dù có tới 96% trẻ em Việt Nam được đăng ký khai sinh, nhưng Mai và 04 anh chị em nằm trong số 4% trẻ em không được khai sinh. Những trẻ em không được đăng ký khai sinh tại Việt Nam hầu hết thuộc các gia đình nghèo, dân tộc thiểu số hoặc di cư. Bố mẹ Mai không biết đọc biết viết và cũng không hiểu được lợi ích của việc đăng ký khai sinh có thể mang lại cho các con của mình.

  


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Nuôi con bằng sữa mẹ nơi công sở (phim hoạt hình)


Chủ đề của Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng Sữa mẹ năm nay là "Hãy cùng nhau thực hiện việc này!". Tập trung vào việc hỗ trợ phụ nữ đi làm vẫn đảm bảo cho họ hoàn thành công việc và cho con bú. Alive & Thrive và UNICEF sản xuất phim hoạt hình này cho thấy những lợi ích của việc dành riêng một không gian vắt sữa cho các bà mẹ đi làm nơi công sở!

Tình nguyện tại Việt Nam - Câu chuyện của Aisling Daly từ Ireland


Tôi bắt đầu công việc của mình với vai trò là một Tình nguyện viên Thanh niên Liên Hợp Quốc từ tháng 5/2015. Tôi rất hào hứng khi được sống và làm việc tại đất nước tuyệt vời này khi lần đầu tiên được làm việc trong hệ thống của Liên Hợp Quốc.