Sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh nhưng khi lớn lên nhận thức của Mai lại “non nớt” hơn so với các bạn cùng trang lứa. Em chỉ có thể bập bẹ được vài từ, chật vật mà vẫn không học được các kỹ năng đơn giản như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay hay ăn uống. Em hầu như không có phản xạ với bất cứ lời nói hay hành động nào của mọi người, kể cả của cha mẹ em.
UNICEF Việt Nam\2016\Nguyễn Thị Thanh Hương |
Mai bắt đầu tham gia trị liệu tại đây vài tháng trước. Sau khi được khám sang lọc, các nhân viên ở đây đã lên một phác đồ điều trị tâm lý cho em. Em được cha mẹ đưa đến trị liệu hai lần một tuần. Cha mẹ em cũng học các phương pháp điều trị để cùng tập với em tại nhà “Cháu tiến bộ nhiều lắm. Bây giờ cháu đã có phản xạ với chúng tôi và có thể nói được câu dài hơn”, mẹ của Mai tâm sự.
Mai là một trong 200 trẻ bị rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ và điều trị tại Phòng tâm lý trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, một mô hình đang được thí điểm trại Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) của Tỉnh Quảng Ninh. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập năm 2011, bên cạnh việc điều trị tâm lý cho trẻ em bị rối nhiễu tâm trí, Trung tâm CTXH còn hỗ trợ cho hàng ngàn trẻ em dễ bị tổn thương bao gồm các em bị lạm dụng, bị bỏ rơi, bị buôn bán, bị são nhãng hoàn toàn và bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. “UNICEF có vai trò then chốt trong việc thành lập trung tâm này. UNICEF đã vận động chinh sách và hỗ trợ kỹ thuật để thành lập và phát triển trung tâm ngay từ những buổi đầu tiên”, ông Đặng Hữu Bình, Giám độc Trung tâm CTXH Quảng Ninh phát biểu.
Kinh tế phát triển nhanh nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức phức tạp ngày càng gia tăng như trẻ em bị bạo lực, bị bóc lột, sao nhãng, trẻ khuyết tật, lạm dụng ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật. Nhằm giải quyết các vấn đề này, Chính phủ Việt nam và UNICEF đã ưu tiên phát triển nghề công tác xã hội. Việt Nam dự định đến năm 2020 mỗi đơn vị hành chinh cấp huyện có ít nhất một trung tâm CTXH, trong tổng số 713 quận, huyện và thị trấn.
Với 19 Trung tâm CTXH đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Quảng Ninh được coi là tỉnh có nhiều Trung tâm CTXH nhất Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản và các hướng dẫn chuyên môn về dịch vụ công tác xã hội và điều này đã gây trở ngại cho việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cũng như nhân rộng các dịch vụ này ra toàn tỉnh. “Chúng ta cần tiêu chuẩn hóa các dịch vụ và quy trình cung cấp dịch vụ cũng như thiết lập một hệ thống theo dõi đánh giá hiệu quả. Chúng ta cũng cần có một cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các ngành liên quan như công an, y tế, tư pháp, giáo dục, các tổ chức quần chúng, đặc biệt trong các trường hợp cần can thiệp khẩn cấp. Tôi mong muốn UNCIEF tiếp tục vận động chinh sách và hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề này”, ông Bình phát biểu.
UNICEF đi tiên phong trong việc vận động và hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển hơn nữa nghề công tác xã hội. Trong chuyến thăm Quảng Ninh gần đây, ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt nam đã đánh giá cao các nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh cũng như việc tỉnh đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nghề công tác xã hội. “Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác với tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển các mô hình sáng tạo và chiến lược trong việc giúp trẻ em và gia đình tiếp cận đến các dịch vụ công tác xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn trong việc xây dựng các hướng dẫn và tiêu chuẩn dịch vụ cho nghành công tác xã hội. Với kiến thức và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động chinh sách để hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho nghề công tác xã hội và giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này để sao cho tất cả trẻ em cần trợ giúp ở Việt Nam có thể được tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cao”, ông Abdel-Jelil phát biểu.
Mai là một trong 200 trẻ bị rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ và điều trị tại Phòng tâm lý trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, một mô hình đang được thí điểm trại Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) của Tỉnh Quảng Ninh. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập năm 2011, bên cạnh việc điều trị tâm lý cho trẻ em bị rối nhiễu tâm trí, Trung tâm CTXH còn hỗ trợ cho hàng ngàn trẻ em dễ bị tổn thương bao gồm các em bị lạm dụng, bị bỏ rơi, bị buôn bán, bị são nhãng hoàn toàn và bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. “UNICEF có vai trò then chốt trong việc thành lập trung tâm này. UNICEF đã vận động chinh sách và hỗ trợ kỹ thuật để thành lập và phát triển trung tâm ngay từ những buổi đầu tiên”, ông Đặng Hữu Bình, Giám độc Trung tâm CTXH Quảng Ninh phát biểu.
Kinh tế phát triển nhanh nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức phức tạp ngày càng gia tăng như trẻ em bị bạo lực, bị bóc lột, sao nhãng, trẻ khuyết tật, lạm dụng ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật. Nhằm giải quyết các vấn đề này, Chính phủ Việt nam và UNICEF đã ưu tiên phát triển nghề công tác xã hội. Việt Nam dự định đến năm 2020 mỗi đơn vị hành chinh cấp huyện có ít nhất một trung tâm CTXH, trong tổng số 713 quận, huyện và thị trấn.
Với 19 Trung tâm CTXH đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Quảng Ninh được coi là tỉnh có nhiều Trung tâm CTXH nhất Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản và các hướng dẫn chuyên môn về dịch vụ công tác xã hội và điều này đã gây trở ngại cho việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cũng như nhân rộng các dịch vụ này ra toàn tỉnh. “Chúng ta cần tiêu chuẩn hóa các dịch vụ và quy trình cung cấp dịch vụ cũng như thiết lập một hệ thống theo dõi đánh giá hiệu quả. Chúng ta cũng cần có một cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các ngành liên quan như công an, y tế, tư pháp, giáo dục, các tổ chức quần chúng, đặc biệt trong các trường hợp cần can thiệp khẩn cấp. Tôi mong muốn UNCIEF tiếp tục vận động chinh sách và hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề này”, ông Bình phát biểu.
UNICEF đi tiên phong trong việc vận động và hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển hơn nữa nghề công tác xã hội. Trong chuyến thăm Quảng Ninh gần đây, ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt nam đã đánh giá cao các nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh cũng như việc tỉnh đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nghề công tác xã hội. “Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác với tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển các mô hình sáng tạo và chiến lược trong việc giúp trẻ em và gia đình tiếp cận đến các dịch vụ công tác xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn trong việc xây dựng các hướng dẫn và tiêu chuẩn dịch vụ cho nghành công tác xã hội. Với kiến thức và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động chinh sách để hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho nghề công tác xã hội và giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này để sao cho tất cả trẻ em cần trợ giúp ở Việt Nam có thể được tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cao”, ông Abdel-Jelil phát biểu.
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
[*] Tên nhân vật trong câu chuyện đã được thay đổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét