Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

UPSHIFT Việt Nam: Chặng đường phía trước...

Tiếp nối chặng đường UPSHIFT giai đoạn 1, sau giai đoạn đánh giá và cân nhắc 93 đơn đăng ký, chúng tôi đã chọn ra được 10 nhóm (31 bạn trẻ) có ý tưởng dự án tốt nhất. Trong số đó, có đến 49% người tham gia thuộc nhóm đối tượng khuyết tật, bao gồm 10 bạn khiếm thị, 4 bạn khiếm thính, 1 bạn khuyết tật vận động; có 19% bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến từ các trung tâm bảo trợ xã hội khác nhau tại Tp.Hồ Chí Minh; có 29% người tham gia là các bạn sinh viên thuộc khoa Công tác Xã hội của các trường Đại học; và chương trình còn có sự tham của 1 em học sinh THPT Lê Hồng Phong - là trưởng nhóm của một trong số các nhóm dự án được lựa chọn.


Hướng dẫn viên, Hỗ trợ viên và đội ngũ tổ chức UPSHIFT 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/Tháng 11 - 2015


10 nhóm sẽ bước vào một đợt huấn luyện chuyên sâu kéo dài 3 ngày của UPSHIFT diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2015. Ở giai đoạn này, các bạn trẻ sẽ được tiếp cận với hàng loạt kỹ năng cần thiết để có thể tự mình thiết kế, xây dựng, thử nghiệm sản phẩm cũng như có thể tự triển khai và quản lý dự án. Đúng là có quá nhiều thử thách và kiến thức trong vòng 3 ngày, và chúng tôi cũng có lúc e ngại rằng các nhóm sẽ không thể theo kịp chương trình. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đội ngũ tổ chức, nỗ lực vượt bậc của người tham gia cùng với sự hỗ trợ hết mình của các hướng dẫn viên, diễn giả và chuyên gia, những lo lắng của chúng tôi đã hoàn toàn tan biến.
Thiết lập mạng lưới hỗ trợ cho người tham gia

Đối với rất nhiều bạn trẻ tham gia UPSHIFT, có thể nói đây là lần đầu tiên các bạn tiếp cận với một chương trình khởi nghiệp với các kiến thức liên quan đến thiết kế, phát triển dự án và quản lý tài chính. Do đó, chúng tôi đã quyết định phải xây dựng một mạng lưới tối ưu và vững chắc ngay tại Việt Nam nhằm mang đến sự hỗ trợ cần thiết bất cứ lúc nào các bạn cần. Mạng lưới - những người hướng dẫn và chuyên gia được kết nối với UPSHIFT - không chỉ hỗ trợ các nhóm bằng kiến thức và kinh nghiệm của họ, mà hơn hết, còn đóng vai trò vô cùng đặc biệt khi là người khích lệ, động viên, xây dựng tư duy phản biện và niềm tin nơi các bạn trẻ, trao quyền cho các bạn trẻ được hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Chúng tôi đã xây dựng mạng lưới hỗ trợ này từ rất nhiều nguồn lực khác nhau: đó là những chuyên gia và đội ngũ tình nguyện viên đến từ các lĩnh vực vì lợi nhuận và cả phi lợi nhuận, bao gồm các công ty khởi nghiệp, các nhân vật có tầm ảnh hưởng về kinh tế và xã hội.

Chúng tôi đã đảm bảo rằng mỗi nhóm đều có một hướng dẫn viên với kỹ năng và/hoặc kiến thức nhất định liên quan đến ý tưởng của nhóm và cam kết tham gia xuyên suốt cùng nhóm trong tất cả các buổi học của đợt huấn luyện chuyên sâu. Ngoài ra, chúng tôi còn mời các diễn giả phù hợp đến chia sẻ kinh nghiệm của họ tùy thuộc vào từng phần khác nhau của chương trình.

Bên cạnh các diễn giả và hướng dẫn viên, VYE còn chuẩn bị một đội ngũ tổ chức và hỗ trợ hiệu quả. Mỗi hỗ trợ viên từ VYE sẽ phụ trách một nhóm, luôn có mặt để giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học, chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ và dễ tiếp cận cho mọi nhóm đối tượng. Điều này là cực kỳ quan trọng trong khâu tổ chức bởi vì chúng tôi đã có những người tham gia hết sức đặc biệt bao gồm cả khiếm thính, khiếm thị và khuyết tật vận động.

Định hướng chuyên môn và thiết lập bản đồ các bên liên quan 

Để chuẩn bị cho đợt huấn luyện này, các nhóm cần thực hiện một bài tập về nhà, trong đó các nhóm sẽ xác định đối tượng liên quan đến dự án, tiến hành phỏng vấn thực tế người dùng và đánh giá người dùng. 

Các bạn tham gia buổi định hướng chuyên môn
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Nguyễn Lê Nam/ Tháng 11 - 2015




Từ trái sang phải: Nguyễn Minh Tuấn, La Thị Mai Thu, Nguyễn Minh Hải, Đào Văn Thơm (Thành viên), Bùi Nguyễn Nhật Minh (Hỗ trợ viên) 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Nguyễn Lê Nam/ Tháng 11 - 2015

Sau khi các nhóm gặp gỡ người hướng dẫn và người hỗ trợ của nhóm, các bạn trẻ đã bắt đầu buổi học đầu tiên với việc thiết lập bản đồ các bên liên quan. Bản đồ này sẽ được sử dụng nhiều lần ở những phần đầu tiên trong chương trình giảng dạy của UPSHIFT nhằm theo dõi sâu sát những đối tượng hưởng lợi từ dự án.

Vòng Quang Kỳ, thành viên của một nhóm khiếm thị đang sờ vào mô hình nổi mô phỏng bản đồ các bên liên quan 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trần Thị Hoài Thu/ Tháng 11 - 2015

Kết thúc buổi học đầu tiên, chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm đều có thể xác định tốt đối tượng trực tiếp của dự án, nhưng đến nhóm đối tượng gián tiếp và các nhân tố ảnh hưởng khác thì các bạn lại gặp khó khăn. Mỗi nhóm đều có những ý tưởng tuyệt vời và khát khao đổi thay để mang ảnh hưởng có ý nghĩa và tích cực đến với cộng đồng. Thế nhưng, trở ngại lớn nhất của các bạn, chính là kinh nghiệm và kỹ năng hiện thực hóa ý tưởng. Nhằm giúp các nhóm mở rộng hiểu biết của mình về các nhân tố khác nhau và hiểu rõ vấn đề, chúng tôi yêu cầu mỗi nhóm phải phỏng vấn ít nhất 5 đối tượng liên quan trước buổi học tiếp theo. 

Huấn luyện chuyên sâu: 72 giờ biến ý tưởng thành hiện thực 

Chương trình huấn luyện

NGÀY/ PHẦN
BÀI HỌC
27/11
THẤU HIÊU
1.1  Cây vấn đề và 5 câu hỏi tại sao
1.2  Nhóm đối tượng mục tiêu và các bên liên quan
1.3  Xây dựng nhân vật
1.4  Kết quả và tác động mong đợi
28/11
THIẾT KẾ
2.1 Thử thách thiết kế
2.2 Động não
2.3 Xây dựng khái niệm/ mô hình
XÂY DỰNG VÀ KIỂM TRA
3.1 Chọn gì để lập mẫu
3.2 Câu chuyện người dùng
3.3 Phương pháp và xây dựng
3.4 Thử nghiệm người dùng và phản hồi
3.5 Xử lý thông tin phản hồi
29/11
HIỆN THỰC HÓA
4.1 Năng lực và các yếu tố đầu vào
4.2 Tính bền vững và yếu tố doanh thu
4.3 Giới thiệu và quảng bá dự án

UPSHIFT Workshop Program © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/
UPSHIFT Workshop/ Tháng 11 - 2015

Thấu hiểu vấn đề
Albert Einstein từng nói: “Nếu tôi có 1 tiếng để giải quyết 1 vấn đề, tôi sẽ dành 55 phút để tìm hiểu vấn đề và chỉ có 5 phút để tìm giải pháp”.

Chính bởi chúng ta đã thường không dành phần lớn thời gian để tìm hiểu thấu đáo vấn đề, nên bước đầu tiên của UPSHIFT sẽ mang các nhóm quay trở lại với nguyên nhân gốc rễ, đào bới thật sâu những thông tin thực tế cũng như hiểu biết của nhóm về các bên liên quan. Rồi sau đó sàng lọc lại vấn đề của nhóm bằng các phương pháp khoa học như sử dụng Cây vấn đề, Bản đồ các bên liên quan và Xây dựng nhân vật cho từng nhóm đối tượng mục tiêu. Nhờ vậy, mỗi nhóm có thể xác định cụ thể vấn đề của nhóm là gì, đối tượng ảnh hưởng, đối tượng hưởng lợi, và phản ứng người dùng và tác động mong đợi mà nhóm mong muốn tạo ra.



Từ trái qua phải: Cao Thị Xuân Đài (Hỗ trợ giảng dạy), 
Trần Thị Hoài Thu (Điều phối viên), Brian Cotter (Chuyên viên Đổi mới) 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015



UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Thử thách thiết kế

Chương trình giảng dạy của UPSHIFT lấy “Vấn đề” làm trung tâm. Điều đó có nghĩa là các nhóm phải xác định rõ rệt vấn đề của mình trước khi phát triển giải pháp. Mặc dù một số nhóm đã đề xuất giải pháp ngay trong đơn đăng ký ban đầu, nhưng chúng tôi đã tiến hành đánh giá và lựa chọn nhóm dựa trên sự cụ thể và mức độ ảnh hưởng của vấn đề mà nhóm nêu ra. Chúng tôi đã yêu cầu các bạn trẻ khoan hẵng nghĩ đến giải pháp cho đến khi bước vào bài học Thử thách Thiết kế trong chương trình. Mục tiêu chính của yêu cầu này đó là giúp các bạn có thể động não xây dựng ý tưởng mà không có sự phán xét và định kiến. Từ những ý tưởng đó, chúng tôi sẽ dẫn dắt các nhóm xác định mức độ ưu tiên để lựa chọn những nhân tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến vấn đề của nhóm.



Từ trái qua phải: Nguyễn Ngọc Hiệp, Lê Thị Duyên và Lê Hoàng Mai Hoa (thành viên mặc áo xanh), Đỗ Hương Ly (Hướng dẫn viên mặc áo trắng) 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Dựng mẫu và thử nghiệm

Bước sang bài học Dựng mẫu, các nhóm buộc phải thu hẹp trọng tâm của mình và chọn một hình mẫu nhân vật tiêu biểu để xây dựng mẫu thử. Có 4 phương pháp để dựng mẫu bao gồm: Đóng vai, Kịch bản hình ảnh, Tạo mẫu trên giấy và Dựng mô hình.

Căn phòng tràn ngập năng lượng sáng tạo. Các nhóm đã khám phá rất nhiều cách thức khác nhau để xây dựng mẫu thử. Chúng tôi đã chứng kiến màn trình diễn tự vệ tuyệt vời từ một nhóm; một số nhóm khác lựa chọn phương pháp Đóng vai để xây dựng tương tác giữa dịch vụ công cộng với và giới trẻ; và còn có rất nhiều Kịch bản hình ảnh đầy cảm hứng và sống động.


Luyện tập phương pháp Đóng vai 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


Luyện tập phương pháp Đóng vai 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015 

Hiện thực hóa ý tưởng

Đây chính là lúc các nhóm cần nhìn nhận sâu sắc vấn đề và giải pháp của mình để có thể đánh giá mức độ khả thi của dự án trong việc triển khai và về mặt tài chính. Các nhóm phải tìm kiếm rất nhiều cách để hoàn thành các mục tiêu với nguồn lực tự có, làm thế nào để sử dụng số vốn khởi nghiệp ban đầu, và làm thế nào để dự án vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi nguồn hỗ trợ tài chính ban đầu kết thúc (nếu nhóm có thể bước tiếp vào giai đoạn triển khai)




Ông Clyd Pascual (mặc áo sọc, chuyên gia đến từ Ticketbox)
đang nhận xét phần thực hành của một nhóm 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015
  


Từ trái qua phải: Huỳnh Trí Viễn, Nguyễn Hoàng Phúc (Thành viên của một nhóm đang có dự án liên quan đến cộng đồng LGBT) 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Thuyết trình ý tưởng

Sau hơn 2 ngày học tập và làm việc hăng say, các nhóm đã sẵn sàng bước vào phần quan trọng của đợt huấn luyện chuyên sâu: Thuyết trình ý tưởng. Mỗi nhóm sẽ có 5 phút để thuyết trình trước một hội đồng giám khảo và khán giả, sau đó là 5 phút hỏi đáp. Từ kết quả của đợt huấn luyện và phần thuyết trình này, chúng tôi đã chọn ra 5 nhóm đi đến giai đoạn Triển khai dự án.


UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Bốc thăm chọn thứ tự thuyết trình
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Nguyễn Thụy Bích Hiền đang dùng ngôn ngữ ký hiệu để trình bày dự án của nhóm
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Từ trái qua phải: Phan Thị Kim Vân, Nguyễn Thị Thương đang thuyết trình 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


Nguyễn Minh Tuấn (áo xanh) đang thuyết trình trước hội đồng giám khảo 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


Từ trái qua phải: Ông Trần Công Bình (Chuyên viên Bảo vệ Trẻ em) và 
Bà Marianne Oehlers (Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác Chương trình) 
từ Văn phòng UNICEF Tp.Hồ Chí Minh 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


Tất cả thành viên (áo xanh) cùng đội ngũ tổ chức UPSHIFT (áo trắng) 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

5 nhóm bước vào giai đoạn Triển khai dự án

Nhóm 1: Xây dựng website tìm kiếm việc làm cho người khiếm thị


Thành viên nhóm mặc áo xanh, từ trái qua phải: Nguyễn Minh Hải, La Thị Mai Thu, Đào Văn Thơm, Nguyễn Minh Tuấn 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Nhóm 2: Xây dựng dịch vụ tư vấn hồ sơ và kết nối tuyển dụng cho người khiếm thị có trình độ


Thành viên nhóm mặc áo xanh, từ trái qua phải: 
Vòng Minh Nhi, Vòng Quang Kỳ, Phan Duy Hải 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015 

Nhóm 3: Thực hiện kênh/clip dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người không khiếm thính



Thành viên nhóm mặc áo xanh, từ trái qua phải: Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Thụy Bích Hiền, Võ Đinh Hùng, Bùi Thị Thanh Hương 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015 

Nhóm 4: Hướng dẫn trẻ em tiểu học về sức khỏe hô hấp



Thành viên nhóm mặc áo xanh, từ trái qua phải: 


Trương Ngọc Anh Thư, Trương Thị Ánh Lâm 

UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 

UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015


Nhóm 5: Hướng dẫn sinh viên kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật tham gia giao thông công cộng


Thành viên nhóm mặc áo xanh, từ trái qua phải: 
Phan Thị Kim Vân, Nguyễn Thị Thương 
UPSHIFT Workshop © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ 
UPSHIFT Workshop/ Trương Việt Hùng/ Tháng 11 - 2015

Hành trình thú vị vẫn còn ở phía trước...
5 nhóm được chọn đã chính thức bước vào giai đoạn Triển khai dự án với 3 tháng thử nghiệm và giới thiệu dịch vụ/ sản phẩm của nhóm đến với các người dùng tiềm năng. UPSHIFT sẽ luôn sát cánh cùng nhóm, hỗ trợ tận tình với các khóa đào tạo kỹ năng mở rộng như kỹ năng lập kế hoạch và quản lý, kỹ năng giới thiệu dự án, kỹ năng gây quỹ, xây dựng mạng lưới và truyền thông dự án. Các hướng dẫn viên và hỗ trợ viên của chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhóm để cung cấp sự hướng dẫn cần thiết cho các bạn trẻ. Mặc dù 3 tháng là một khoảng thời gian rất ngắn để triển khai dự án, cả VYE và UNICEF đều tin rằng các nhóm có thể chứng minh ảnh hưởng tích cực của mình đến cộng đồng mục tiêu.
Cùng dõi theo diễn biến của các nhóm, hãy truy cập upshift.vye.vn

Tác giả: Thu Trần (Điều phối viên UPSHIFT) & Minh Bùi (VYE) 
Biên tập: Brian Cotter UNICEF Innovation Lab: Viet Nam

1 nhận xét: