Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

VƯƠN LÊN - UPSHIFT Việt Nam: Tác động thông qua Triển khai thực tế

Thành viên Nhóm 4, Trương Ngọc Anh Thư, đang làm việc với hướng dẫn viên của họ - ông Ngô Văn Cường từ tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam. UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Happy Respiration sessions/ Trần Tiến Thăng/ tháng 3/2016
Trong lần cập nhật gần đây nhất, chúng tôi đã lựa chọn 5 nhóm tham gia Giai đoạn thứ 3 – Giai đoạn Triển khai thực tế của dự án Vươn lên - kéo dài trong 3 tháng. Trong giai đoạn Triển khai thực tế, các nhóm tham gia các đợt huấn luyện bổ sung và được nhận khoản đầu tư ban đầu để bắt đầu dự án của mình và được hướng dẫn trong suốt quá trình. Các nhóm cũng được tiếp cận mạng lưới những người hỗ trợ và các sự kiện định kỳ thông qua Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam (VYE). Tất cả những nhân tố này kết hợp nhằm hỗ trợ các nhóm biến ý tưởng của mình thành thực tế.


Thành viên nhóm 2 trong khóa tập huấn – Kỹ năng viết sơ yếu lý lịch và kỹ năng phỏng vấn – với ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng bộ phận Đào tạo & Tuyển dụng – ACECOOK Việt Nam
UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/ UPSHIFT Demo Day/ Trần Thị Hoài Thu / tháng 3/2016
GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI THỰC TẾ (THÁNG 1/2016 – THÁNG 4/2016 & NGÀY DEMO)

Giai đoạn triển khai thực tế bắt đầu với việc VYE tiến hành 6 khóa tập huấn chuyên sâu và tổ chức nhiều đợt hướng dẫn tập trung cho từng nhóm. Nhiều nhóm đã lồng ghép những gì đã học được vào dự án của mình và tiếp tục triển khai dự án một cách độc lập. Cuối giai đoạn Triển khai thực tế, tất cả thành viên được tham gia một buổi định hướng để phát triển dự án và trình bày kết quả của họ trong ngày Demo, đây cũng là một cơ hội để các nhóm gặp những nhà đầu tư tiềm năng và các tổ chức có quan tâm tới các dự án này.

Việc xây dựng một dự án từ một ý tưởng không bao giờ dễ dàng, đặc biệt với những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn lần đầu nỗ lực xây dựng dự án. Nhiều thành viên tham gia đã đánh giá thấp về công sức và lượng thời gian cần thiết để thực hiện dự án. Nguyễn Minh Hải từ nhóm 1 đã nói: “trước đây em nghĩ mọi thứ đơn giản. Tuy nhiên sau 3 tháng tham gia giai đoạn Triển khai thực tế, em nhận ra là đời không như mơ. Mọi thứ đều rất khó và cần nhiều công sức và nỗ lực hơn nữa”.


Thành viên Nhóm 4, Trương Ngọc Anh Thư, đang làm việc với hướng dẫn viên của họ - ông Ngô Văn Cường từ tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam. UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Happy Respiration sessions/ Trần Tiến Thăng/ tháng 3/2016
Trước những áp lực khổng lồ và thách thức cá nhân, một nhóm đã rút khỏi chương trình Triển khai thực tế (Nhóm 3: Sản xuất video dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền thông xã hội cho các cơ quan cung cấp dịch vụ công và các bên khác có quan tâm). Sau đó không lâu, một nhóm khác cũng xin rút do các thành viên nhóm thấy không thể cân bằng giữa việc học tập ở trường và công việc ở UPSHIFT.

Trước tình hình này, nhóm UPSHIFT đã ngồi cùng mỗi nhóm tham gia và người hướng dẫn của các nhóm để nghe các quan ngại của họ và làm việc để cùng nhau giải quyết những quan ngại đó. Kết quả là bốn nhóm còn lại thấy được tiếp thêm năng lượng, trở lại với dự án của họ với đam mê và mục đích, tạo ra tác động tích cực cho chính họ và cộng đồng mình. 

Thu quả ngọt

Nhóm 1: Xây dựng trang web tìm kiếm việc làm cho người khiếm thị

Trang web tìm kiếm việc làm cho người khiếm thị mà Nguyễn Minh Tuấn đã hình dung, sau 3 tháng đã được xây dựng với rất nhiều khó khăn thách thức. Họ không chỉ phải mở rộng nghiên cứu thị trường (họ đã khảo sát 80 thanh niên khiếm thị đang tìm việc), họ còn phải tìm cách tiếp cận những nhà tuyển dụng có việc làm cho thanh niên khiếm thị và nhóm cũng liên tục thử nghiệm nội dung về thông tin việc làm và kỹ năng cần thiết trên trang Facebook (nơi họ đã giúp 7 thanh niên tìm được việc làm). Sau tất cả những gì đã làm, nhóm thông báo là họ sẽ chính thức triển khai trang web jobforblind.com, trang web đầu tiên hỗ trợ tìm việc cho người khiếm thị tại Việt Nam trong tháng 12 năm 2016!

Dự án JobforBlind của Nhóm 1 cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp rộng hơn và Nhóm đã vinh dự được trình bày trong sự kiện Innovation Roadshow tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP. Hồ Chí Minh trước sự có mặt của Bà Tổng Lãnh sự Rena Elizabeth Bitter và Ngài Đại sứ - Cố vấn cấp cao - David Thorne và nhiều đại diện khác. Ngoài ra, gần đây nhóm cũng được 1 rạp chiếu phim hỗ trợ tổ chức một hội chợ việc làm cho người khiếm thị vào cuối tháng 6/2016 cùng với Nhóm 2.
Nhóm 1 với thầy Nguyễn Quốc Phong, Quản lý mái ấm, và Bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ
UPSHIFT Team © American Center Ho Chi Minh/Innovation Fair/ March 2016
Nhóm 2: Hỗ trợ tìm việc làm và dịch vụ tư vấn viết sơ yếu lý lịch cho người khiếm thị
Nhóm 2 muốn phát triển dịch vụ tư vấn để giúp người khiếm thị tìm được công việc phù hợp. 

Tuy nhiên, khi họ bắt đầu hành trình bằng việc khảo sát nghiên cứu thị trường với 75 người khiếm thị, Nhóm đã nhận ra rằng có một khoảng trống lớn giữa nhu cầu và khả năng của thị trường đích. 

Dù Nhóm đã tìm được việc làm cho 2 người, Nhóm đã phải thay đổi rất nhiều về mặt phương pháp. Ở phần sau của giai đoạn Triển khai thực tế, Nhóm đã nỗ lực tập trung vào các hoạt động đào tạo kỹ năng và phối hợp với Nhóm 1 để tối ưu hóa nguồn lực. Kết quả là một hội chợ việc làm đã được thúc đẩy và triển khai như nêu ở trên. 


Nhóm 4: Triển khai các tiết học về sức khỏe hô hấp cho học sinh tiểu học

Những ngày đầu của giai đoạn Triển khai thực tế, Nhóm 4 đã vật lộn để hoàn thành mục tiêu là tổ chức 4 khóa tập huấn về Hô hấp hớn hở. Tuy nhiên, sau 3 tháng, họ đã hoàn thành vượt mức mục tiêu ban đầu với việc khảo sát 70 học sinh tiểu học và 40 phụ huynh về nhận thức về sức khỏe hô hấp, và tổ chức 7 tiết học về hô hấp với sự tham gia nhiệt tình của 151 trẻ em.

Điều quan trọng nhất có lẽ là Nhóm đã tạo ra một chương trình - mà nhờ sự giúp đỡ của hướng dẫn viên là người đang làm việc tại tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam – đã được chú ý trong các hoạt động giáo dục y tế của chương trình học đường, và giờ hoạt động này đang được cân nhắc để lồng ghép vào một dự án lớn hơn. Chúc mừng Nhóm 4!

Tiết học Hô hấp hớn hở được Nhóm 4 tổ chức tại 2 trường tiểu học Anh Việt Mỹ và Phạm Ngọc Thạch
UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Happy Respiration sessions/ Trần Thị Hoài Thu/ tháng 3/2016
Thành viên Nhóm 4, Trương Thị Anh Lam, với các học sinh tiểu học trong giờ học Hô hấp hớn hở tại trường tiểu học Phạm Ngọc Thạch
UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Happy Respiration sessions/ Trần Thị Hoài Thu/ tháng 3/2016
Nhóm 5: Phát triển một khóa tập huấn để hỗ trợ người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Với 6 khóa tập huấn và 107 học sinh, sinh viên tham gia và hơn 2000 người biết đến thông qua các hoạt động truyền thông khác, Nhóm 5 đã thể hiện động lực nhất quán và nỗ lực để đạt được mục đích. Nhóm cũng đã xây dựng câu lạc bộ SÓNG (WAVE club) tại Trường đại học Quốc gia với khẩu hiệu “Lan tỏa yêu thương bằng hành động” và đang lên kế hoạch để tổ chức họp 2 tháng/ lần trong tương lai. Để hỗ trợ câu lạc bộ, Nhóm đã tiến hành một chiến dịch truyền thông gồm 1 video thể hiện cách mọi người có thể “cảm nhận làn sóng” bắt đầu từ mỗi hành động nhỏ!

Các khóa tập huấn hướng dẫn cách hỗ trợ người khuyết tật tham gia giao thông công cộng được Nhóm 5 tổ chức. Từ trái sang phải: các thành viên Nhóm 5 – Nguyễn Thị Thương, Phan Thị Kim Vân, một người tham gia và một tập huấn viên từ DRD. UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Training courses of Team 5/ Trần Thị Hoài Thu/ tháng 3/2016
Nguyễn Thị Thương, thành viên Nhóm 5 và người tham gia tập huấn UPSHIFT Incubation Phase © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Training courses of Team 5/ Trần Thị Hoài Thu/ tháng 3/2016
UPSHIFT: Hơn cả một Hội thảo

Gặp các thành viên tham gia từ những ngày đầu của UPSHIFT, đồng hành cùng họ trên mỗi bước trong suốt dự án, chúng tôi – những nhà tổ chức – cùng với những hướng dẫn viên nhiệt huyết – rất vui mừng được chứng kiến những bước tiến to lớn của các nhóm. Bản thân thành viên các nhóm cũng trưởng thành lên rất nhiều sau 3 tháng.

Ví dụ, chúng tôi nhớ rõ khi Nhóm 4 báo rằng họ muốn bỏ cuộc vì lý do đơn giản là 2 thành viên trong nhóm “không thể tìm được cách giao tiếp chung”. Với sự hỗ trợ của nhóm UPSHIFT và hướng dẫn viên, 2 thành viên nhóm dần dần đã học cách chia sẻ quan ngại và phối hợp làm việc, và từ đó họ trở thành chị em, sự phát triển này đã tác động nhiều tới cuộc sống của họ. Và sự trưởng thành của các cá nhân không chỉ với 1 người, 2 người mà diễn ra với các thành viên ở tất cả các nhóm dưới các cách thức khác nhau.

Chúng tôi coi việc phát triển bản thân của các thành viên tham gia là một chỉ số thành công của UPSHIFT. Với những chỉ số tích cực này từ Hội thảo UPSHIFT thí điểm ở Việt Nam, chúng tôi lạc quan về tương lai của UPSHIFT và tác động xã hội ở Việt Nam. Cập nhật mới nhất về UPSHIFT được cung cấp tại trang web của chúng tôi: upshift.vye.vn.

Thành viên 4 nhóm cuối cùng trong giai đoạn Triển khai thực tế - UPSHIFT Demo Day © UNICEF/Innovations Lab Ho Chi Minh/UPSHIFT Demo Day/ Trần Thanh Sơn/ tháng 5/May 2016
Tác giả: Trần Thu (Điều phối viên UPSHIFT)) và Cao Đại (Cán bộ hỗ trợ UPSHIFT)
Biên tập: Brian Cotter (UNICEF Innovation Lab, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét