Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Hành trình của các nhà sáng chế trẻ


Đây là câu chuyện của một kĩ sư trẻ trong lĩnh vực cơ điện tử, là người sáng lập Dự án Thiết bị Phục hồi Chức năng Khớp (Joint Rehabilitation Device – JRD). Đó là Phạm Nhật Tân, 23 tuổi, học chuyên ngành Kĩ thuật Cơ điện tử trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ điện tử là một lĩnh vực khoa học đa ngành kết hợp kĩ thuật cơ khí, điện tử, máy tính, viễn thông, kĩ thuật điều khiển và cơ khí. Tân là sinh viên mới tốt nghiệp với niềm đam mê robot và tình yêu đối với những bộ máy có hành vi giúp hỗ trợ cho cuộc sống của con người. Cách những chiếc máy vận hành và làm thế nào để chúng vận hành là động lực cho Tân.






Tân rất đam mê với công việc và thường đặt ra các thách thức cho bản thân tìm tòi và sáng chế ra những điều mới mẻ và tận hưởng thành quả ngọt ngào khi đạt được thành công cũng như đón nhận những thất bại một cách tích cực đó cũng là cách Tân làm mình trở nên mạnh mẽ hơn. Khi Tân nhìn thấy những trẻ em khuyết tật, trái tim em đau đớn như bị tan vỡ, và điều đó đã trở thành một động lực mạnh mẽ để em phát minh ra những thiết bị giúp những trẻ em đó khắc phục những vấn đề và khó khăn trong cuộc sống.


Tân mong muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nó trở thành câu chuyện của tất cả mọi người, để “Tôi” có thể trở thành “Chúng ta”. “Em sẽ chia sẻ câu chuyện của em theo cách đơn giản nhất để tất cả mọi người đều hiểu được về ý nghĩa tốt đẹp của dự án và tham gia cùng chúng em giúp đỡ những nhóm người yếu thế tại Việt Nam.” Phạm Nhật Tân khiêm tốn chia sẻ. 



Nhóm JRD khởi đầu là một dự án nghiên cứu mới bước vào giai đoạn kinh doanh khởi nghiệp. Song để đạt được những mục tiêu cao nhất của mình thì các em phải thích nghi với việc kinh doanh có lãi để tồn tại trong thế giới doanh nghiệp. Điều nhóm muốn cho mọi người thấy rằng nhóm không chỉ hoạt động vì lợi nhuận mà còn là một doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Nhóm mong muốn tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội, đặc biệt là trẻ em khuyết tật. Nhóm hiểu rõ về sứ mệnh của mình và cam kết với những giá trị cốt lõi và tin rằng doanh nghiệp của mình sẽ sớm thu được lợi nhuận một khi những giá trị cốt lõi tốt đẹp của họ được nhìn nhận và tỏa sáng. 

“Là một nhà nghiên cứu, em nhận thấy thế giới ngày nay có rất nhiều giải pháp cho vấn đề khuyết tật, xong hầu hết vẫn chỉ là lý thuyết. Lợi nhuận thường được các doanh nghiệp được đặt lên ưu tiên hàng đầu trong thế giới kinh doanh hiện nay, điều đó sẽ làm chậm và bất lợi cho những sáng chế dành cho người khuyết tật. Bản năng của em nói với em rằng em cần phải tham gia vào một nhóm những người muốn thay đổi thế giới, những người có thể thay đổi thực tế đáng buồn này. Vì vậy, em muốn được kết nối với mọi người trong thế giới nghiên cứu công nghệ robot để giúp trẻ em và người khuyết tật có thể sống một cuộc sống bình thường và biến giấc mơ bình thường của họ trở thành hiện thực. Đó chính là lí do vì sao dự án này ra đời và phát triển đến ngày hôm nay.”


Nhớ lại sự kiện thử thách 72 giờ sáng chế (Make-A-Thon) mang tên TOM (Tikkun Olam Makers) vì trẻ em khuyết tật hồi tháng 6/2016 vừa qua do UNICEF và các đối tác (lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Ủy ban Thương mại Israel tại Việt Nam, DRD, Saigon Fablab và Đại học Việt – Đức) đồng tổ chức và tài trợ. Sự kiện này đã mang lại cho JRD và các nhóm khác cơ hội tiếp xúc với một môi trường mở mà ở đó các bạn có thể tìm thấy thêm nhiều cơ hội để biến những nghiên cứu còn trên giấy của mình thành các sản phẩm sáng chế có ứng dụng thực tế đầy ý nghĩa. Trong suốt sự kiện, JRD đã gặp gỡ các nhóm khác, những người có chung mơ ước và niềm đa mê với công nghệ robot. Họ đến tham dự sự kiện, cùng nhau chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và kiến thức và đôi khi còn giúp đỡ nhau khắc phục các vấn đề kĩ thuật.






Sau TOM Việt Nam, JRD tiếp tục tham gia vào sự kiện Hatch Fair 2016 – Trại Sáng chế vì Xã hội. Hatch Fair 2016 nhằm mục đích khám phá và phát triển những ý tưởng đổi mới về khoa học và công nghệ, biến chúng trở thành những giải pháp bền vững giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, và các lĩnh vực khác. Các nhóm có những sản phẩm tiềm năng nhất sẽ tiếp tục được hỗ trợ, ấp ủ, và tài trợ nhằm hướng tới doanh nghiệp và khởi nghiệp bền vững. Năm 2016, cuộc thi được tổ chức trên quy mô toàn quốc ở ba thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm của JRD đã thu hút được nhiều sự chú ý từ những nhà đầu tư tiềm năng, khách tham quan, nhóm cũng đã nhận được sự tư vấn và gợi ý hữu ích từ các chuyên gia kĩ thuật và kĩ sư nhằm cải tiến sản phẩm hơn nữa để phù hợp với thị trường.



Người thử nghiệm


Liêu Hoài Anh là một bé trai khuyết tật sống ở thành phố Hồ Chí Minh. An không thể tự đi trên đôi chân của mình vì hai chân của em rất yếu. Các cơ và khớp bị ảnh hưởng bởi chứng teo cơ xơ cứng, nên em phải di chuyển bằng xe lăn và một bộ khung bằng sắt hỗ trợ được gần 80% các hoạt động hàng ngày của em. Bên cạnh đó, cánh tay của An cũng có vấn đề. Cánh tay phải của em bị co quắp từ khi còn nhỏ, khiến cho việc em cầm nắm các vật dụng càng trở nên khó khăn hơn. Cánh tay kia thì không đủ khỏe để giúp em giữ thăng bằng. Điều này khiến cho tình trạng khuyết tật của em càng trở nên khó khăn hơn, do em chỉ có để giữ vững một nửa người.


"Khi chúng em nhìn thấy An, em đang ngồi trên xe lăn và được mẹ đẩy đi ra từ trong lớp học. Em mỉm cười chào chúng em và vẫn cúi đầu vì xấu hổ." Tân kể lại lần đầu tiên nhóm gặp An. An luôn mơ ước có một thiết bị có thể giúp em vươn tay dễ dàng hơn và mềm dẻo hơn, để em không còn phải gặp khó khăn nào trong việc cầm, nắm và di chuyển hoặc giữ thăng bằng nữa, và sẽ giúp em có thể tự sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập hơn.

Khó khăn thử thách


Mặc dù nhóm có rất nhiều điểm mạnh, song một điều không thể phủ nhận là nhóm còn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, điều đó có thể trở thành mối đe dọa lớn khiến dự án đổ bể. Tân lo lắng rằng mọi thành viên trong nhóm đều có những công việc và những ràng buộc riêng, điều đó có nghĩa rằng mọi người có thể sẽ không có đủ thời gian để gặp gỡ và tiếp tục hoàn thiện dự án với tinh thần cam kết cao. Tất cả mọi người đều cần có công việc ổn định với mức lương tương đối để chi trả cho cuộc sống, do đó nhóm không thể tập trung hoàn thiện những mẫu thiết kế như kế hoạch. Thiếu định hướng cũng là một mối quan ngại lớn cho nhóm khi mẫu sản phẩm phải được thử nghiệm ở những bệnh nhân thật và phải điều chỉnh các chức năng dựa trên tư vấn của bác sĩ nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, nhóm mới chỉ được phép thử nghiệm trên một em nhỏ khuyết tật thử nghiệm tên là Liêu Hoài An, em được nhóm lựa chọn trong cuộc thi TOM thử thách 72 giờ sáng chế vì trẻ em khuyết tật tháng 6 vừa qua. Hiện tại nhóm cũng không có một bác sĩ cam kết tư vấn y khoa cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, nhiều thành viên trong nhóm không được gia đình ủng hộ tiếp tục hỗ trợ dự án và điều đó trở thành áp lực vô cùng lớn.

Hỗ trợ cần thiết


Kế hoạch của JRD là hoàn thiện mẫu vật lý đầu tiên vào giữa năm 2017 và giai đoạn chạy thử tại các bệnh viện và các trung tâm vật lý trị liệu. Để giúp JRD giữ được kế hoạch, nhóm thực sự cần đến hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế lớn, tổ chức phi chính phủ quốc tế, doanh nghiệp, bệnh viện và các nhà đầu tư. Nhóm muốn kêu gọi hỗ trợ không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt kĩ thuật từ các chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ và kĩ sư.


Tải và đọc câu truyện định dạng PDF tại đây

Tác giả và ảnh Trương Việt Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét