Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Lãnh đạo các nước lắng nghe tiếng nói vì trẻ khuyết tật trong tuần họp Đại hội đồng LHQ

Trong tuần lễ diễn ra cuộc họp của Đai hội đồng LHQ ở New York, Nguyễn Phương Anh, cô gái xương thủy tinh đến từ Việt Nam đã cùng với thần tượng âm nhạc nước Mỹ và Sứ giả hòa bình của LHQ Stevie Wonder thúc đẩy một “thế giới hòa nhập”


NEW YORK, Hoa kỳ, 26 tháng 9 năm 2013 – Cô tự gọi mình là thủy tinh bởi vì xương của cô giòn và dễ gãy nhưng Nguyễn Phương Anh đã nhanh chóng được nhiều người biết đến qua giọng hát đầy cảm xúc và cô đã phá vỡ định kiến về người khuyết tật.


Giọng hát của Phương Anh đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các đại biểu tham dự Hội nghị cấp cao của LHQ về người khuyết tật. Nhưng mục đích chính của cô là cất lên tiếng nói vì trẻ khuyết tật với lãnh đạo các nước. Cô đã cùng với Stevie Wonder, Sứ giả hòa bình của LHQ đưa ra các thông điệp về người khuyết tật nhằm tăng cường sự hòa nhập và thúc đẩy việc ký kết, phê chuẩn và thực hiện các Công ước Quốc tế bao gồm Công ước về Quyền của người khuyết tật và Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em

 “Tôi thực sự mong muốn tất cả mọi người tham gia vào thế giới hòa nhập của chúng ta”, ông Stevie Wonder đã nói với Phương Anh trong cuộc họp bên lề đăc biệt tại Liên hợp quốc. “Càng nhiều người hành động để tạo ra sự khác biệt và càng nhiều người tham gia vào thế giới hòa nhập, thì càng ít người thờ ơ, không quan tâm và cuối cùng thì chúng ta sẽ có một thế giới hòa nhập”

Khi các mục tiêu Thiên niên kỷ đã sắp hoàn thành, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa để các vấn đề về trẻ khuyết tật được đề cập đến trong chương trình phát triển toàn cầu. Stevie Wonder, người đã bắt đầu ca hát từ khi còn nhỏ và Phương Anh, một người trẻ tuổi yêu tuổi yêu âm nhạc đã ôm hôn thắm thiết, trao đổi số điện thoại và hứa sẽ thường xuyên giữ liên lạc.

 “Không một ai đáng bị bỏ quên vì họ bị mù, bị một khuyết tật nào khác hay vì màu da”, ông Wonder nói “Chúng ta không cho phép sự khác biệt của chúng ta làm nguội lạnh những giấc mơ và cô gái trẻ này – Phương Anh – đã không làm vậy”

“Em mong muốn nói lên tiếng nói để  thu hút sự chú ý của mọi người về vấn đề rất quan trọng là giúp cho người khuyết tật được sống hòa nhập và được đi học” Phương Anh phát biểu. “Em nghĩ được đến đây là một cơ hội tuyệt vời và điều này chứng tỏ trẻ khuyết tật là một phần không thể tách rời khỏi các chương trình phát triển toàn cầu”

Hội nghị cấp cao diễn ra tuần này tập trung thảo luận về vấn đề hòa nhập vì lợi ích của xã hội và kêu gọi mọi người trước tiên hãy nhìn nhận tài năng và kỹ năng của người khuyết tật  – nghĩa là nhìn nhận khả năng trước khi nhìn vào những khiếm khuyết của người khuyết tật. Phương Anh, người đã được biết đến ở Việt Nam qua cuộc thi Viet Nam’s Got Talent đã thể hiện tinh thần này qua giọng hát của cô.

Phương Anh truyền cảm hứng cho các đại biểu tại New York. Cô tham dự các cuộc họp cấp cao nhằm tăng cường sự hòa nhập và tiếp cận các cơ hội giáo dục cho người khuyết tật.
© UNICEF/NYHQ2013-0721/Markisz

”Những người như Ludwig von Beethoven, Thomas Edison, Albert Einstein, Stephen Hawking, Franklin Delano Roosevelt, Helen Keller, Vincent Van Gogh, Leonardo da Vinci. Khi chúng ta không nhìn thấy tài năng của từng người, khi chúng ta không nghe thấy yêu cầu muốn bình đẳng của họ - yêu cầu muốn có một cơ hội bình đẳng phát triển tài năng, năng lượng và ý tưởng cua mình, thì chúng ta đã không những đã tước đi những kỳ vọng của họ mà còn cướp đi của xã hội những gì họ có thể đóng góp”, ông Anthony Lake, Giám đốc Điều hành UNICEF phát biểu. “Và giống như người bạn mới quen của Phương Anh, ông Stevie Wonder đã từng nói “Một người không sử dụng được đôi mắt không có nghĩa là ông ta không có tầm nhìn”

Tầm nhìn và sự hỗ trợ giành cho người khuyết tật là nền móng vững chắc cho tương lai sau kỳ họp mang tính lịch sử tuần này. Những hành động trong đời thực sẽ là hành động thiết thực cho Phương Anh và những người trẻ tuổi như cô.

Trong các khuyến nghị được đưa ra tại Hội nghị cấp cao, UNICEF mong muốn các Quốc gia chưa phê chuẩn Công ước  Quốc tế về quyền của người khuyết tật và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em hãy phể chuẩn hai công ước này. Hiện nay, Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật đã được 134 quốc gia (bao gồm của Cộng đồng chung Châu Âu) phê chuẩn. Trong Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới 2013 được công bố tại Việt Nam vào tháng 5 vừa qua cùng với sự tham dự của Phương Anh, UNICEF đã nhấn mạnh là trẻ khuyết tật còn phải đối mặt với nghèo đói, phân biệt đối xử, bạo lực và loại trừ, bao gồm cả việc tiếp cận giáo dục và cả xã hội sẽ có lợi khi nhìn nhận những gì trẻ khuyết tật có thể làm, hơn là những gì các em không thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét